(HBĐT) - Thời gian qua, ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã có nhiều nỗ lực để kết nối cung - cầu, tạo cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ), giúp doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động giảm bớt gánh nặng tìm kiếm lao động, góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.


Trung tuần tháng 8 vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị đối thoại chuyên đề về lao động với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để đại diện doanh nghiệp, người lao động, cơ quan quản lý Nhà nước cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, vừa đảm bảo thực hiện tốt các chính sách cho người lao động, vừa thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Là cơ quan thường trực của tỉnh về công tác giải quyết việc làm cho người lao động, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để kết nối doanh nghiệp và người lao động.


Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp và tin học tỉnh dạy nghề cho lao động nông thôn tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn).

Cụ thể, tháng 8/2018, Sở ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung ứng lao động và tuyển sinh học nghề với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh. Ngay sau đó, 2 đơn vị lần lượt triển khai biên bản ghi nhớ tại một số địa phương: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Lạc Sơn... để kết nối cung - cầu lao động. Một mặt, ngành LĐ-TB&XH duy trì, đẩy mạnh việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố. Thông qua các phiên giao dịch, hội nghị tư vấn về việc làm, người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ, tạo ra sự tương tác nhằm tìm được việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động phù hợp. Qua đó, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ sở đào tạo nghề có thể nắm bắt sát hơn những tín hiệu, nhu cầu tìm việc làm trên thị trường, có các giải pháp tích cực, phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn lao động và đáp ứng nhu cầu, xu hướng của các nhà tuyển dụng. Với sự hỗ trợ kết nối mang tính chủ động này, hàng năm đã góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 2.000 lao động, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Trong những tháng đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) đã khảo sát nhu cầu, tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch lưu động, hội thảo tại các địa phương thu hút trên 1.800 lao động tham gia. Trung tâm cũng đã phối hợp với các xã, phường, thị trấn tổ chức 4 cuộc tư vấn, giới thiệu việc làm tại cơ sở, theo đó, các doanh nghiệp đã tuyển dụng trên 120 lao động trực tiếp. Riêng bộ phận Sàn giao dịch việc làm đã tổ chức 4 phiên giao dịch, trong đó 2 sàn được tổ chức lưu động, 2 sàn giao dịch online, thu hút 30 doanh nghiệp tham gia, tư vấn cho 722 lao động, có 128 lao động được tuyển dụng. Hiện tại, Trung tâm tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình để phối hợp với các địa phương triển khai công tác đào tạo nghề thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề, tuyển dụng người đi du học và xuất khẩu lao động; phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, các trường THPT trong tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động đi du học và xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; tổ chức các phiên giao dịch việc làm online, lưu động. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm, đổi mới, cải tiến để tổ chức có hiệu quả sàn giao dịch việc làm online. Thường xuyên chia sẻ thông tin mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động.

Những nỗ lực đó nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia ước đạt trên 99%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, với dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 triển khai thi công giai đoạn I (2016 - 2018) trên địa bàn 10 xã của các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc và Đà Bắc với quy mô: Xây dựng mới 29,8 km đường dây trung áp; 17 trạm biến áp 35 (22,10)/0,4kV với tổng công suất 1.049VA; 55,19 km đường dây hạ áp và 1.350 công tơ với tổng mức đầu tư 70,589 tỷ đồng.

Hiệu quả bước đầu của mô hình sản xuất hữu cơ PGS Kim Bôi

(HBĐT) - Dự án "Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” do tổ chức Bánh mì cho thế giới (BfdW) triển khai thực hiện từ năm 2017 tại 4 xã: Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ (Kim Bôi) với tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Dự án đã triển khai nhiều tiểu dự án nhằm hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất hữa cơ PGS là một trong những tiểu dự án thiết thực, hiệu quả.

Lãi suất tăng cao, tiền gửi vào ngân hàng tăng đột biến

Ước tính đến cuối tháng 8.2019, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Hà Nội đạt mức tăng 8,46%, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng tới 9,16%.

Bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Ngày 22/8, Liên minh HTX tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2019 cho 200 học viên là lãnh đạo và chuyên viên các Phòng NN&PTNT, Tài chính kế hoạch, Kinh tế hạ tầng; lãnh đạo xã và cán bộ công chức phụ trách công tác phát triển KTTT các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp “thúc” tiến độ thi công đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1

(HBĐT) - Ngày 21/8, đoàn công tác của Sở GTVT phối hợp với lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Thủy và các đơn vị liên quan đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm do Sở GTVT làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu đến cuối năm nay phải hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Xã Tân Thành đẩy mạnh trồng cây có múi

(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Thành (Lương Sơn) đã tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng hiệu quả. Trong đó, cây ăn quả là một trong những hướng phát triển, diện tích ngày càng được mở rộng, hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục