(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Thành (Lương Sơn) đã tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng hiệu quả. Trong đó, cây ăn quả là một trong những hướng phát triển, diện tích ngày càng được mở rộng, hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Vườn cây có múi của gia đình ông Trần Ngọc Long, xóm Tân Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn) cho thu nhập 100 - 150 triệu đồng/năm. 

Đồng chí Bùi Văn Diển, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: "Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung xây dựng, phát triển vùng chuyên canh cây có múi, cải tạo vườn tạp, sản xuất theo chuỗi  giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo đà vững chắc phát triển   KT-XH".

Toàn xã có 110,2 ha cây có múi, trong đó, 6 tháng đầu năm 2019 trồng mới 11 ha. Các loại cây có múi chủ yếu là cam lòng vàng, bưởi đỏ, bưởi da xanh... được người dân tập trung phát triển từ 7-8 năm trở lại đây. Hiện, xã đã thành lập HTX trồng cây có múi Tân Thành với 36 hộ thành viên thuộc các xóm: Tân Thành, Mỹ Tân; xây dựng vùng cây có múi tập trung diện tích gần 80 ha. Trong đó, 26/36 hộ đăng ký chứng nhận VietGAP, áp dụng KH-KT cao trong sản xuất, nói "không" với thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm, cung cấp nông sản chất lượng cao cho thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Xóm Mỹ Tân và Tân Thành phát triển mạnh với hơn 60 hộ trồng cây có múi, tổng diện tích gần 80 ha. Hộ trồng ít 1 ha, hộ nhiều 4-5 ha. Vụ cam, bưởi vừa qua, vườn của các hộ đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, bán được giá. Cây có múi đang tỏ rõ ưu thế vượt trội so với các loại cây trồng truyền thống khác. Hiện, nhiều hộ trong HTX cây có múi Tân Thành đã sản xuất theo quy trình VietGAP dần tiếp tục nâng cao, chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm hữu cơ, nâng cao giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường. 

Chúng tôi đến thăm vườn cây có múi của hộ ông Trần Ngọc Long, xóm Tân Thành với diện tích 1,5 ha. Ông Long cho biết: "Tôi trồng cây cam, bưởi từ năm 2012. Nhờ mạnh dạn vay vốn, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cây kém hiệu quả sang trồng cây có múi, sản xuất theo quy trình VietGAP, đến nay, kinh tế của gia đình đã khá hơn, mỗi vụ đều cho sản phẩm chất lượng, sản lượng cao, bán được giá. Mỗi quả cam, bưởi đều được bọc túi để cải thiện mẫu mã, đồng thời trồng xen thêm chè để nâng cao thu nhập. Trung bình mỗi năm, vườn cây có múi đem về cho gia đình thu nhập 100-150 triệu đồng. Hiện, tôi đang dần chuyển đổi mô hình sang sản xuất hữu cơ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường".

Nhằm mở rộng diện tích cây có múi, tạo sự bền vững, xã đã triển khai các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả. Đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân về ý thức bảo vệ môi trường, thu gom bao bì, sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. 

Đồng chí Bùi Văn Diển cho biết thêm: "Thời gian tới, xã tiếp tục xây dựng, phát triển vùng cây có múi cả về quy mô, chất lượng, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, đưa KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, đưa các mô hình chưa có tiêu chuẩn chuyển sang sản xuất theo quy trình VietGAP, chuyển đổi quy trình VietGAP sang sản xuất hữu cơ nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương trên thị trường, nâng cao thu nhập, đóng góp phát triển KT-XH. Hiện, thu nhập bình quân toàn xã đạt 29,6 triệu đồng/người/năm".

Hoàng Anh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục