(HBĐT) - Ngày 26/8, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010-2020. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Đức, UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện.


Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQGXDNTM, trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư nâng cấp; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được phổ biến và nhân rộng; VH-XH, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực, AN-QP được giữ vững. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2019, ước thu nhập bình quân toàn huyện đạt 26,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo 33%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 49,16%. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt trên 90%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn toàn huyện đạt 96%...Đến nay, đã có 1 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đang trình UBND tỉnh xét công nhận đạt chuẩn năm 2019; 10 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 6 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí; không có xã dưới 8 tiêu chí. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 11,5 tiêu chí/xã.


Lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc tặng giấy khen cho các tập thể tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Huyện Đà Bắc chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2021-2030, huyện đề ra mục tiêu: Xây dựng NTM huyện Đà Bắc có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được bảo đảm; phấn đấu giai đoạn 2019-2030 có 13/19 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và đề ra 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp để thực hiện.

Nhân dịp này, UBND huyện Đà Bắc đã tặng giấy khen cho 29 tập thể, 8 cá nhân và 10 hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Huyện Đà Bắc chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020.

 

Đinh Thắng


Các tin khác


Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng ước đạt 23.510 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Trong tháng 8, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.150 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 23.510 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ, thực hiện 62,87% kế hoạch năm.

Xã Mông Hóa chuyển mình rõ nét

(HBĐT) - Xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH khi có tuyến quốc lộ 6, đường 446, đường Hòa Lạc - Hòa Bình chạy qua. Trên địa bàn xã quy hoạch khu công nghiệp (KCN) rộng khoảng 200 ha. Hiện, KCN đã có một số nhà máy đi vào hoạt động, một phần diện tích đang quy hoạch san lấp mặt bằng để triển khai các dự án. Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã phấn đấu phát triển KT- XH đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mông Hóa là một trong những xã đầu tiên của huyện Kỳ Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015). Đến nay, kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, đường giao thông, trường học, công trình điện được đầu tư xây dựng mới, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Có trên 7.000 lao động tham gia các tổ hợp tác

(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 222 tổ hợp tác (THT), trong đó 164 THT có đăng ký với chính quyền cấp xã và 216 THT đang hoạt động. Đã giải thể 39 THT, có 4 THT chuyển thành lập HTX, còn 6 THT tạm ngừng hoạt động.

Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia ước đạt trên 99%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, với dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 triển khai thi công giai đoạn I (2016 - 2018) trên địa bàn 10 xã của các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc và Đà Bắc với quy mô: Xây dựng mới 29,8 km đường dây trung áp; 17 trạm biến áp 35 (22,10)/0,4kV với tổng công suất 1.049VA; 55,19 km đường dây hạ áp và 1.350 công tơ với tổng mức đầu tư 70,589 tỷ đồng.

Hiệu quả bước đầu của mô hình sản xuất hữu cơ PGS Kim Bôi

(HBĐT) - Dự án "Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” do tổ chức Bánh mì cho thế giới (BfdW) triển khai thực hiện từ năm 2017 tại 4 xã: Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ (Kim Bôi) với tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Dự án đã triển khai nhiều tiểu dự án nhằm hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất hữa cơ PGS là một trong những tiểu dự án thiết thực, hiệu quả.

Lãi suất tăng cao, tiền gửi vào ngân hàng tăng đột biến

Ước tính đến cuối tháng 8.2019, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Hà Nội đạt mức tăng 8,46%, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng tới 9,16%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục