(HBĐT) - Không những đảm bảo quy trình sản xuất cam chất lượng cao mà còn phải chế biến các sản phẩm từ quả cam tươi, tạo ra sự đột phá được thị trường đón nhận. Đó là quyết tâm của HTX Hà Phong, xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) khi thực hiện mô hình "Cam hữu cơ theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi”.


Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong giới thiệu: Đây là mô hình kinh tế mới, thể hiện cách làm sáng tạo và tâm huyết của HTX Hà Phong, hứa hẹn tạo ra sự đột phá về giá trị cho sản phẩm cam Cao Phong trong thời gian tới.

Trên thực tế, mặc dù có chất lượng nổi bật và đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ cuối năm 2014, nhưng đến nay, sản phẩm cam Cao Phong đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sự gia tăng mạnh về sản lượng cam trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong cả nước đòi hỏi cam Cao Phong phải tìm được hướng đi có tính chất đột phá, giúp củng cố và nâng tầm thương hiệu. Xuất phát từ nhận thức đó, HTX Hà Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cam Cao Phong. Trong đó, giải pháp đột phá được xác định khi HTX triển khai mô hình "Cam hữu cơ theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi”. Cũng với mô hình này, HTX được Trung tâm Các chương trình KT-XH (Liên minh HTX Việt Nam) lựa chọn để hỗ trợ xây dựng thí điểm chuỗi giá trị cho cây có múi nói chung, sản phẩm cam Cao Phong của HTX nói riêng.


Đến nay, HTX Hà Phong đã giới thiệu ra thị trường 9 loại sản phẩm được chế biến, sản xuất từ quả cam tươi mang thương hiệu cam Cao Phong.

Trên diện tích khoảng 200 ha, HTX Hà Phong áp dụng hoàn toàn quy trình sản xuất cam VietGAP, từng bước hướng tới sản xuất cam hữu cơ. Quá trình canh tác đều sử dụng các loại vật tư phân bón theo hướng hữu cơ như ngô, đậu tương, cá tươi ủ với men vi sinh… để bón, tưới. Đồng thời, tăng cường cải tạo đất, giảm thiểu sử dụng các loại phân bón hóa học cũng như phun thuốc diệt cỏ. Để phòng trừ các loại sâu bệnh, dịch hại cho cây cam, quả cam thời kỳ sinh trưởng, phát triển, HTX chọn dùng các loại chế phẩm sinh học của Công ty CP HLC Hà Nội. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giúp HTX luôn bảo đảm tốt chất lượng sản phẩm. Đối với khâu thu hoạch, quả cam được cắt, xếp vào thùng xốp cẩn thận, tránh dập tinh dầu. Khi vận chuyển về kho sơ chế được phân loại sản phẩm theo quy định nghiêm ngặt về màu sắc, kích cỡ, cấu trúc múi tinh dầu… Sau đó, sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc rồi vận chuyển tới nơi tiêu thụ.

Ông Lê Văn Cương, Giám đốc HTX Hà Phong cho biết: Cùng với việc đảm bảo quy trình sản xuất cam chất lượng cao, vấn đề đầu ra cho sản phẩm luôn được HTX chú trọng. Việc xác định thị trường và phân khúc khách hàng tiêu thụ cũng có kế hoạch cụ thể, hướng tới các khu trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa… Đến nay, sản phẩm quả cam tươi của HTX được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, bước đầu đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp như VinMart, Big C…

Đặc biệt, với quyết tâm tạo đột phá về giá trị cho sản phẩm cam Cao Phong, HTX Hà Phong đã chủ động đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị để chế biến sâu các sản phẩm từ cam như rượu cam, mứt cam, sirô cam, tinh dầu cam, nước cam lên men, xà phòng cam… Đến nay, HTX Hà Phong đã đưa ra thị trường 9 sản phẩm chế biến từ cam. Đây cũng chính là những sản phẩm đầu tiên thực hiện theo mô hình sản xuất theo chuỗi các sản phẩm từ cam của huyện Cao Phong. Trong bối cảnh thị trường đang có nguy cơ bị bão hòa các sản phẩm cam quả ăn tươi, giải pháp chế biến các sản phẩm từ cam quả được HTX Hà Phong tin tưởng sẽ tạo đột phá đưa sản phẩm cam Cao Phong tiếp cận thị trường tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị gia tăng, đưa thương hiệu cam Cao Phong lên một vị thế mới.


Thu Trang


Các tin khác


Nỗ lực kết nối cung - cầu việc làm

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã có nhiều nỗ lực để kết nối cung - cầu, tạo cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ), giúp doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động giảm bớt gánh nặng tìm kiếm lao động, góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hỗ trợ 170.226 triệu đồng cho các xã vùng 135 thực hiện giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, năm 2019, tỉnh được Trung ương phân bổ 170.226 triệu đồng hỗ trợ các xã vùng 135 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Nguồn kinh phí hỗ trợ trên bao gồm: vốn đầu tư phát triển; vốn hỗ trợ sản xuất, duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ cơ sở; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 125.576 triệu đồng, vốn sự nghiệp 44.650 triệu đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng ước đạt 23.510 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Trong tháng 8, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.150 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 23.510 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ, thực hiện 62,87% kế hoạch năm.

Xã Mông Hóa chuyển mình rõ nét

(HBĐT) - Xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH khi có tuyến quốc lộ 6, đường 446, đường Hòa Lạc - Hòa Bình chạy qua. Trên địa bàn xã quy hoạch khu công nghiệp (KCN) rộng khoảng 200 ha. Hiện, KCN đã có một số nhà máy đi vào hoạt động, một phần diện tích đang quy hoạch san lấp mặt bằng để triển khai các dự án. Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã phấn đấu phát triển KT- XH đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mông Hóa là một trong những xã đầu tiên của huyện Kỳ Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015). Đến nay, kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, đường giao thông, trường học, công trình điện được đầu tư xây dựng mới, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Có trên 7.000 lao động tham gia các tổ hợp tác

(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 222 tổ hợp tác (THT), trong đó 164 THT có đăng ký với chính quyền cấp xã và 216 THT đang hoạt động. Đã giải thể 39 THT, có 4 THT chuyển thành lập HTX, còn 6 THT tạm ngừng hoạt động.

Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia ước đạt trên 99%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, với dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 triển khai thi công giai đoạn I (2016 - 2018) trên địa bàn 10 xã của các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc và Đà Bắc với quy mô: Xây dựng mới 29,8 km đường dây trung áp; 17 trạm biến áp 35 (22,10)/0,4kV với tổng công suất 1.049VA; 55,19 km đường dây hạ áp và 1.350 công tơ với tổng mức đầu tư 70,589 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục