(HBĐT) - Ngày 14/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.   


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. 

Năm 2019, NHCSXH Hòa Bình được giao tăng trưởng 213 triệu đồng và ưu tiên phân giao đến địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, vùng sâu, xa, đang thực hiện xây dựng nông thôn mới. Doanh số cho vay đạt 975.115 triệu đồng với trên 31.269 lượt khách hàng vay. Đến  ngày 31/12/2019, tổng dư nợ 15 chương trình tín dụng là 3.124.746 triệu đồng, với 103.046 khách hàng còn dư nợ. Dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng như: Hộ nghèo 892 tỷ đồng, hộ cận nghèo 584 tỷ đồng, hộ SX-KD vùng khó khăn 492,5 tỷ đồng, NS&VSMT nông thôn 440,5 tỷ đồng... Chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn toàn tỉnh 3.983 triệu đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ. Tỷ lệ thu lãi đạt 105%. Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn kỳ cuối đạt 95%. Với cơ chế tín dụng hiện hành, 99,8% dư nợ tín dụng ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Các Hội đoàn thể đang quản lý 2.748 tổ TK&VV; có 2.587 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn. Qua xếp loại có 2.479 tổ tốt, loại khá 218 tổ, loại trung bình 41 tổ, loại yếu 10 tổ. Qua đánh giá, năm 2019, từ vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 11,36%, cận nghèo còn 14%.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đề ra 6 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 9 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của NHCSXH tỉnh trong năm 2020.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả mà NHCSXH tỉnh đã đạt được trong năm 2019, nhấn mạnh, các cấp, ngành, NHCSXH cần tăng cường phối hợp, làm tốt công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng nhiều hình thức để người dân biết và tham gia thực hiện. Cần có các giải pháp hiệu quả để đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng chất lượng tín dụng trên địa bàn. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các huyện, thành phố bố trí đủ nguồn vốn chuyển sang NHCSXH cho vay các chương trình theo Nghị quyết của tỉnh đã đề ra. Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền sớm thông báo danh mục các đơn vị thuộc vùng II, III sau sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh làm căn cứ để NHCSXH thực hiện cho vay.


 Đinh Thắng

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục