(HBĐT) - Năm 2019, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 10,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16,46%. Cơ cấu kinh tế khối công nghiệp - xây dựng chiếm 50,02%. Đây là những con số "biết nói" minh chứng vai trò động lực của ngành công nghiệp đóng góp cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

 


Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật Thấu kính R sản xuất linh kiện điện tử chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu

Các doanh nghiệp CN-TTCN duy trì sản xuất, kinh doanh tốt

Vượt lên những khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới phục hồi chậm, sự cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ hàng hóa toàn cầu và tình hình bất ổn chính trị ở một số khu vực trên thế giới gây bất lợi đến quan hệ thương mại, đầu tư, các doanh nghiệp CN-TTCN trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh tốt. Các sản phẩm chủ yếu đảm bảo tăng trưởng so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm.

Điển hình vượt khó là Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật Thấu kính R Việt Nam, một trong những doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ năm 2002 tại KCN Bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Theo ông Nguyễn Long, quản đốc công ty, để giữ vững tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp đã tích cực triển khai các mục tiêu, giải pháp, trong đó, đảm bảo mục tiêu "chất lượng là số 1", đồng thời duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng tại Nhật Bản, Malaysia, thị trường gốc tiêu thụ tại Hoa Kỳ và các nước khu vực châu Mỹ. Nhờ đó, hoạt động sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá trị kim ngạch cả năm đạt trên 14 triệu USD. Doanh nghiệp tiếp tục có đóng góp hàng đầu cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định vai trò thúc đẩy mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Hầu hết các nhóm hàng chủ lực như may mặc, sản phẩm điện tử, gạch, ván MDF, xi măng, thức ăn chăn nuôi, kết cấu thép... giữ vững tăng trưởng. Sản xuất đường các loại sản xuất đạt 100% kế hoạch năm. Sản xuất xi măng tăng 0,53% so với cùng kỳ, vượt 5,56% kế hoạch năm. Sản xuất gạch tăng 1,94% so với cùng kỳ, vượt 1,8% kế hoạch năm. Thấu kính tăng 0,84% so với cùng kỳ, vượt 0,19% kế hoạch năm. Sản phẩm điện tử tăng 2,27% so với cùng kỳ, vượt 0,05% kế hoạch năm. Ván MDF tăng 0,55% so với cùng kỳ, vượt 0,55% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó là kết quả ấn tượng của nhóm sản xuất và phân phối điện. Ngành điện đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Sản xuất điện thương phẩm đạt 927,2 triệu kWh, đạt 100,13% kế hoạch, tăng 11,05% so với cùng kỳ. Với tình hình thủy văn thuận lợi, các nhà máy thủy điện nỗ lực thành vượt mức kế hoạch, đồng thời, đảm bảo vận hành xả nước tại các đập để phục vụ gieo cấy lúa. Hoạt động mạnh kể từ tháng 8, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đã tăng tốc hoàn thành mục tiêu sản lượng của năm. Trong đó, sản lượng khai thác đá tăng 10,53% so với cùng kỳ, vượt 2,44% kế hoạch năm, than tăng 5% so với cùng kỳ, vượt 1,61% kế hoạch năm, quặng các loại tăng 3,85% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm.

Cùng với phát triển lĩnh vực công nghiệp, các ngành nghề TTCN được định hướng gắn với các điểm du lịch và hướng sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Theo đó, TTCN đã và đang góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Toàn tỉnh có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, tăng 6 làng nghề so với năm 2015.


Công ty TNHH CAP GLOBAL (Hàn Quốc) tại KCN Lương Sơn đang khẩn trương triển khai dự án đầu tư, lắp đặt dây chuyền sản xuất.

Giá trị sản xuất CN-TTCN của tỉnh năm 2019 đạt 37.399 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, thực hiện 100,01% kế hoạch năm. Tỉnh đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp thông qua Kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong năm, UBND tỉnh cũng phê duyệt kế hoạch triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối xúc tiến xuất nhập khẩu nông sản, trái cây và thủy sản tại thành phố Lào Cai...

Thu hút thêm nhà đầu tư, doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp

Mới đây, dự án nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp cần gạt nước ô tô do Công ty TNHH CAP GLOBAL (Hàn Quốc) đầu tư tại KCN Lương Sơn, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã hoàn thành xây dựng đảm bảo tiến độ. Nhà máy có tổng mức đầu tư 18 triệu USD, diện tích đất sử dụng 4,35 ha, dự kiến đi vào hoạt động trong quý I/2020 sẽ đóng góp cho phát triển công nghiệp nói riêng, KT-XH của tỉnh nói chung.

Hiện, 2 KCN Lương Sơn và Bờ trái sông Đà đã cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Kết quả thu hút các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào KCN thể hiện ở tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN Lương Sơn đạt 100% so với chỉ tiêu; KCN Mông Hóa đạt 72,9% so với chỉ tiêu; KCN Lạc Thủy đạt 11,82%, bằng 23,64% so với chỉ tiêu. Trên địa bàn có 8 CCN đang triển khai đầu tư hạ tầng với tổng diện tích đất khoảng 316 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.337,59 tỷ đồng. Bao gồm CCN Khoang U (Lạc Sơn), CCN Phú Thành II, CCN Đồng Tâm (Lạc Thủy), CCN Chiềng Châu (Mai Châu), CCN Trung Mường (Kỳ Sơn), CCN Yên Mông, Chăm Mát - Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), CCN xóm Rụt (Lương Sơn). Có 5 CCN tại các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động, thu hút 12 dự án thứ cấp đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho trên 700 lao động địa phương. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN đi vào hoạt động đạt 36,6%. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy CCN Chiềng Châu đạt 100%, CCN Phú Thành II 38,25%, CCN Đồng Tâm 22,8%, CCN Đông Lai - Thanh Hối (Tân Lạc) 29,3%.

Kể từ năm 2016 đến nay đã thu hút 78 dự án đầu tư đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổng số dự án trong lĩnh vực công nghiệp hiện có 328 dự án, gồm 30 dự án đầu tư nước ngoài, 298 dự án đầu tư trong nước, chiếm 65,6% tổng số dự án toàn tỉnh. Cụ thể, có 72 dự án trong KCN, 12 dự án trong CCN, 244 dự án nằm ngoài KCN, CCN. Hầu hết các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp triển khai nhanh và sớm đi vào hoạt động sản xuất.

Để công nghiệp bứt phá mạnh mẽ hơn

Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp được các cấp, ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Các chương trình, kế hoạch phát triển, hỗ trợ đầu tư được ban hành phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Năm 2019 cũng là năm công nghiệp của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, số dự án sản xuất công nghiệp được thu hút nhiều hơn, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh ngày càng tăng, đồng thời, giá trị sản xuất công nghiệp cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực.

Trong năm 2020 và giai đoạn 2020 - 2025, công nghiệp của tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu: tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm đạt bình quân 9%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 13%. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 60% trong cơ cấu kinh tế. Để công nghiệp bứt phá mạnh mẽ hơn, Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh: Các giải pháp quan trọng sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới, đó là phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển CN-TTCN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp tục tham mưu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút đầu tư và chính sách hỗ trợ phát triển CN-TTCN. Tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào các KCN, CCN. Tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, chế tạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Chú trọng đào tạo phát triển nghề mới, hỗ trợ đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất, mô hình trình diễn kỹ thuật. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu sâu thị trường trong và ngoài nước...    

Bùi Minh

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục