Sáng 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, nhất là các ngành du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống… Không chỉ các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước mà cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần sớm có sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía các cấp, các ngành và sự vươn lên của bản thân doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng, giải quyết việc làm.

Đánh giá cao những gói hỗ trợ tăng trưởng của các bộ, ngành, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ phía các địa phương, Thủ tướng cho rằng tiếp theo cần có một hội nghị với doanh nghiệp toàn quốc để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, đồng thời giám sát, kiểm tra, đáng giá hiệu quả của các gói hỗ trợ, qua đó kịp thời hoàn thiện các giải pháp phù hợp và hoàn thiện hơn; xử lý, giải quyết cụ thể các vấn đề, khó khăn từ các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để khắc phục các bất cập, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng đối với Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy. Đặc biệt, cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, khắc phục sự chậm trễ, cửa quyền, rườm rà, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển.

Thủ tướng cũng yêu cầu tháo gỡ, sửa đổi những cơ chế đang "ràng buộc, gây khó" cho doanh nghiệp phát triển; từ đó có thêm những dòng vốn mới đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, mặt trận thứ nhất là "chống dịch như chống giặc”, mọi người dân là chiến sĩ trên mặt trận đó. Cùng với đó là mặt trận thứ hai: phát triển kinh tế, trong đó, doanh nghiệp, doanh nhân là chiến sĩ. Chính vì vậy, việc tổ chức hội nghị để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19 với chủ đề hướng vào tái khởi động nền kinh tế sau dịch là rất cần thiết.

Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị cần có báo cáo về tình hình doanh nghiệp hiện nay và các định hướng lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, giữ nhịp độ phát triển.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Chính thức giảm giá điện cho người dân, doanh nghiệp ở tất cả khung giờ

Chiều 12.4, Bộ Công Thương đã chính thức thông tin về việc giảm giá điện và giảm tiền điện - hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chống dịch COVID-19, bắt đầu từ tháng 4 - tháng 6.2020. Về việc giảm giá điện, Bộ Công Thương cho biết, khách hàng sản xuất và kinh doanh sẽ được giảm giá điện ở tất cả các

Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ tài khóa 180 nghìn tỷ đồng đến doanh nghiệp

Nhân Dân điện tử vừa trao đổi với bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về Nghị định 41/2020/NĐ-CP (Nghị định 41) vừa được Chính phủ ban hành ngày 8-4-2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19. Với quy mô khoảng 180 nghìn tỷ đồng, chia thành năm nhóm đối tượng hỗ trợ, Nghị định 41 được đánh giá là sẽ có tác động tới 98% số DN hiện nay.

Huyện Lạc Thủy - miền đất của những trang trại

(HBĐT) - Gọi Lạc Thủy là miền đất của những trang trại bởi số trang trại hiện có trên địa bàn chiếm tới 30% tổng số trang trại được chứng nhận của cả tỉnh. Đặc biệt, với sự hỗ trợ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng tư duy mới, năng động của các chủ trang trại đã góp sức, tạo động lực để nền kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển toàn diện, cả về chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản.

Hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu "cá sạch Thung Nai"

(HBĐT) - Nghề khai thác thủy sản trên sông Đà đã giúp người dân xã Thung Nai (Cao Phong) tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Vì vậy, cách đây hơn 20 năm, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt hồ trên sông Đà để nuôi cá lồng. Các loại cá do người dân và doanh nghiệp nuôi tại Thung Nai luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chất lượng thịt chắc, thơm ngon. Nhờ vậy, sản phẩm cá sạch Thung Nai được nhiều người biết đến. 

Chỉ thị số 40 tạo dấu ấn quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng nghìn hộ nông dân. Hơn 240 HTX nông nghiệp, hơn 2.000 tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất, cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã tìm được tiếng nói chung. Từ đó, tạo ra những dấu ấn quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết thực đưa Chỉ thị số 40-CT/TU đi sâu vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục