(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Cao Phong đã quan tâm, tập trung huy động nguồn lực để xây dựng các tuyến đường GTNT, phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Hàng năm, huyện thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường sá, cầu cống, phát quang tầm nhìn 2 bên đường, huy động Nhân dân tận dụng vật liệu tại chỗ sửa chữa đường đi, triển khai chiến dịch "Toàn dân tham gia làm đường GTNT”...


Công trình đường giao thông nông thôn xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) sắp hoàn thiện đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa.

"Nhiều năm qua, 126 hộ dân xóm Bưng 1 phải sống chung với con đường xuống cấp, trời mưa đường lầy lội, trơn trượt; những hố sâu trên đường khiến nhiều người dân bị tai nạn giao thông. Thương nhất là các cháu học sinh trên đường đi học bị ngã xe lấm lem, phải quay về nhà thay quần áo. Giao thông đi lại khó khăn khiến nông sản, hàng hóa của người dân trong xóm khó bán, thường bị tư thương ép giá. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngày 21/2/2020, đường xóm Bưng 1 chính thức được thi công nâng cấp, sửa chữa. Con đường không chỉ được nâng cấp mà còn mở rộng tới 4 - 5 m, lắp đặt hệ thống cống nước, người dân không còn lo vào mùa mưa bị nước chảy vào nhà, được đi trên con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp. Người dân chúng tôi phấn khởi lắm” - anh Bùi văn Hiên, xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.      

 Đồng chí Đỗ Minh Ngọc, Phó trưởng Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện cho biết: Quá trình đầu tư cải tạo, nâng cấp đường GTNT của huyện được thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Huyện tập trung xây dựng một số tuyến đường giao thông huyết mạch, tạo đột phá cho phát triển KT-XH địa phương. Trong năm 2019, UBND huyện đã cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường (trước khi sáp nhập xã) như: đường thị trấn Cao Phong đi xã Tây Phong; cải tạo, nâng cấp đường liên xã Tân Phong đi Đông Phong; đường xóm Nhõi 1, xã Xuân Phong; đường xóm Quà đi xóm Khánh, xóm Bãi Sét đi xóm Bợ B, xã Yên Thượng; đường xóm Thôi, xã Yên Lập… Người dân tại các xã đã tích cực hưởng ứng và tham gia làm đường GTNT. Nhiều gia đình sẵn sàng hiến đất, phá tường bao, cây ăn quả để mở rộng đường xóm, ngõ… Trong năm, toàn huyện đã huy động được 42.140 ngày công của người dân tham gia làm đường GTNT.

 Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường GTNT tại Cao Phong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và người dân. Nhờ vậy, mạng lưới GTNT ngày càng khang trang, sạch đẹp, góp phần làm thay đổi diện mạo các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là xã khó khăn. Đến nay, đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa 41,1 km (đạt 100%). Đường liên thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 186,83/212,85 km (đạt 87,7%). Đường ngõ xóm đã nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 62,85/99,07 km (đạt 77%). Đường nội đồng được nhựa hóa, bê tông, cứng hóa 32,99/51,38 km (đạt 64,2%). Toàn huyện có 5 xã đạt tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM, gồm: Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Tây Phong. Năm 2019, nguồn lực của huyện để thực hiện tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM là 61,8 tỷ đồng.

Từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống đường GTNT của huyện Cao Phong khang trang, thoáng đãng. Những con đường đất được thay thế bởi những con đường bê tông rộng rãi. Xóm, làng ngập tràn sắc hoa ven đường. Người dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ đường giao thông. Giao thông làm thay đổi diện mạo nông thôn, đẩy mạnh phát triển KT-XH, mở ra cơ hội cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Người dân không phải vất vả gánh nông sản, hàng hóa vượt những con đường lầy lội mang ra chợ bán. Thay vào đó, ô tô có thể nối đuôi nhau vào tận vườn để thu mua cam, mía. Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng hệ thống GTNT, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường GTNT, giao thông nội đồng.


Thu Thủy


Các tin khác


Cây bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Đoàn Kết

(HBĐT) - Về xã Đoàn Kết (Yên Thủy) những ngày này, khi các ruộng bí xanh vừa cho thu hoạch, trên cánh đồng nông dân tập trung chăm sóc, chuẩn bị cho vụ tiếp theo với không khí náo nhiệt. Sau vụ, nhiều hộ dân đã có thu nhập vài chục triệu đồng từ bí xanh.

Quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Chi cục) đã tham mưu cho Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; nuôi trồng, kinh doanh thủy sản; trồng trọt, cung ứng rau, củ, quả; sản xuất, kinh doanh giò chả, nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cơ cấu lại ngành công nghiệp đảm bảo thực chất

(HBĐT) - Ngày 30/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 92-KH/TU thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020.

Đường Kỳ Sơn - Pheo Chẹ xuống cấp ngày càng nghiêm trọng

(HBĐT) - Đường 445 từ phường Kỳ Sơn đi Pheo Chẹ - Ba Vì (Hà Nội) qua các xã Thịnh Minh, Hợp Thành (TP Hòa Bình) xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến giao thương, thúc đẩy KT-XH.

Lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 27/5, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức Hội nghị triển khai và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình”. Dự hội nghị có đại diện của 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm "Mật ong Hòa Bình” của huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục