(HBĐT) - Ngày 30/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 92-KH/TU thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020.


Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam (Hòa Bình) tại Khu công nghiệp Lương Sơn sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, HĐND tỉnh đã thông qua đề án, UBND tỉnh cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế… Đối với từng lĩnh vực, tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh cơ chế, chính sách tái cơ cấu, trong đó có Đề án phát triển CN-TTCN, nhằm tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Với chủ trương cơ cấu lại một cách thực chất ngành công nghiệp, những năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản… và các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường, lao động như: điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí, sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, dược phẩm. Đồng thời, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công, từng bước chuyên sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành và sản phẩm. Cùng với đó, trong tỉnh đã phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, tập trung hỗ trợ các lĩnh vực có thế mạnh gắn với công nghiệp chế xuất, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

Theo đánh giá của đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, những năm qua, Sở thường xuyên và kịp thời phổ biến, hướng dẫn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp tới các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác khuyến công theo hướng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, chuyển đổi nghề mới cho lao động nông thôn; hỗ trợ kinh phí thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng sản xuất sản phẩm mới, nhằm khuyến khích các cơ sở công nghiệp ở nông thôn đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Kết quả sản xuất công nghiệp của tỉnh những năm qua duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc.

Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,71%/năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm tăng 10,5%/ năm. Cơ cấu trong nội ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Cụ thể, công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm 54,3%; công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm 44,7%, còn lại là các ngành công nghiệp khác và công nghiệp khai khoáng.

Từ cơ cấu lại ngành công nghiệp đã tạo ra sản phẩm CN-TTCN ngày càng phong phú, đa dạng, bước đầu hình thành một số sản phẩm chủ lực, có tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nổi bật là điện sản xuất; quần áo may sẵn; xi măng; linh kiện, thiết bị điện, điện tử, dệt thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu... Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có mức tăng trưởng cao. Ngành công nghiệp hỗ trợ từng bước hình thành, phát triển. Bên cạnh các dự án sản xuất thấu kính quang học, linh kiện điện tử tại các KCN bờ trái sông Đà, Lương Sơn đã hoạt động ổn định, trong tỉnh đã thu hút thêm những dự án công nghiệp như: mở rộng sản xuất của Công ty Sanko, công suất 50 triệu sản phẩm/năm; sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty Nissin; linh kiện điện tử của Tập đoàn Samsung, công suất 48 triệu sản phẩm/năm; sản xuất modul camera, công suất 120 triệu sản phẩm/năm... Trong giai đoạn 2017 - 2019, tỉnh đã thu hút được 102 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp. Các dự án tập trung vào thế mạnh của tỉnh về thủy điện, chế biến khoáng sản, nông, lâm, thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh có 327 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó, 200 dự án đầu tư đã đi vào SX-KD, chiếm khoảng 61,1%. Riêng trong các KCN có 82 dự án, chiếm 25,07% tổng số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, trong đó, 49 dự án đi vào SX-KD.

Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tạo nên dấu ấn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng, nhất là với những doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu. Từ thực tế này, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cho rằng, các doanh nghiệp cần năng động, sáng tạo tìm những cách làm mới; chú trọng cơ cấu lại sản xuất, đánh giá lại năng lực của mình; đặc biệt kịp thời nắm bắt thời cơ, để làm sao cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và các cấp, các ngành về thuế, đất đai, vay vốn ngân hàng, hỗ trợ xuất, nhập khẩu… các doanh nghiệp sẽ tìm ra hướng đi, biến khó khăn thành thắng lợi.


Hoàng Nga

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục