(HBĐT) - Sáng 5/6, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc "Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.



Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình.

Thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành mở cửa kinh tế, chuyển đổi cơ cấu để đổi mới, hợp tác sâu rộng, toàn diện hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình phát triển toàn diện đó, dấu ấn của việc nghiên cứu, đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã thể hiện sắc nét, gắn một cách chặt chẽ với sự đổi mới của quan hệ sản xuất; sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay đổi tích cực về tư duy sản xuất và quan hệ thương mại với các đối tác thương mại, đầu tư trong khu vực và quốc tế. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết sâu rộng như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cùng hàng loạt các FTA.
 
Với Hiệp định EVFTA, EU là thị trường có sức mua lớn với dân số trên 500 triệu người tiêu dùng và đang là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và trên Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi được đưa vào thực thi, với cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã cam kết, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, giúp đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ... Theo nghiên cứu của Bộ KH&ĐT, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích về lợi ích chiến lược và những điểm lưu ý đối với SMEs để thực thi hiệu quả EVFTA; các ngành hàng, mặt hàng tiềm năng và định hướng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU; vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn quán triệt, triển khai thực thi hiệu quả EVFTA; định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mang lại từ EVFTA; nhu cầu hỗ trợ để tiếp cận và khai thác hiệu quả EVFTA.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, từ một nước mới chập chững bước vào hội nhập kinh tế với các đối tác trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm chính trị từng bước tham gia vào các FTA song phương và khu vực; đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đây chính là động lực để phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn và tiếp tục hội nhập hiệu quả hơn nữa. Trong thời gian tới, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU.



Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục