(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống (LN-LNTT) có lịch sử hàng trăm năm. Làng nghề, làng nghề truyền thống góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, việc bảo tồn và phát triển LN-LNTT có ý nghĩa quan trọng.



Sản phẩm rượu Láu Siêu của làng nghề nấu rượu Mai Hạ, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu) đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

Hiện, toàn tỉnh có 11 LN-LNTT được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, có 2 LN thuộc nhóm ngành nghề sản phẩm chế biến (2 LN nấu rượu); 7 LNTT thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, thêu ren, đan lát; 2 LN trong nhóm ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Tổng số lao động của LN khoảng hơn 1.000 người. Trong đó, gần 700 lao động thường xuyên, còn lại là lao động thời vụ. Thu nhập bình quân của người lao động từ 2 - 4 triệu đồng/ người/tháng. Doanh thu của các LN đạt 57,27 tỷ đồng. Trong năm 2019, toàn tỉnh có 2 LN có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh: Sản phẩm thổ cẩm dệt tay của LN dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) và sản phẩm rượu Láu Siêu của LN nấu rượu Mai Hạ, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu). 2 LN có sản phẩm đăng ký thương hiệu: LN nấu rượu Mai Hạ, LN nấu rượu làng Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy).

Một số sản phẩm là hạt nhân nòng cốt cho sự phát triển LN như: Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái, người Mông (Mai Châu); rượu cần của một số cơ sở sản xuất ở TP Hòa Bình; giấy dó, xã Cao Sơn và gỗ lũa, xã Lâm Sơn (Lương Sơn); đá cảnh, xã Phú Thành (Lạc Thủy)… Hiện nay, để bảo tồn và phát triển LN, tỉnh ưu tiên quy hoạch phát triển LN gắn với phát triển du lịch. Lồng ghép việc bảo tồn, phát triền LNTT trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

 Những năm gần đây, du lịch của tỉnh tương đối phát triển, năm 2019, tỉnh đón 3,1 triệu lượt khách. Qua khảo sát cho thấy, tại một số điểm du lịch nổi tiếng như: Bản Lác (Mai Châu), chùa Tiên (Lạc Thủy), các điểm trên khu du lịch hồ Hòa Bình… tiêu thụ tốt sản phẩm LN. Phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi để các LN quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

 Huyện Mai Châu có 5 LN-LNTT được UBND tỉnh công nhận, gồm: Dệt thổ cẩm bản Lác và dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu); dệt thổ cẩm xóm Nhót (xã Nà Phòn); dệt thổ cẩm xóm Pà Cò Con (xã Pà Cò); LN nấu rượu Mai Hạ (xã Mai Hạ). Theo đồng chí Hà Công Soan, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện thời gian qua, các LN trên địa bàn huyện phát triển về số lượng, sản phẩm mẫu mã đa dạng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện, các LN phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các loại sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt, hoạt động của các LN được gắn với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Hàng năm, trung bình mỗi LN đón hàng nghìn du khách đến thăm quan. Ngoài ra, huyện có 2 sản phẩm của LN đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Đây là cơ hội để các LN giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại nhiều hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP trong nước.

Theo thời gian, người dân trong xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ gìn giữ nghề nấu rượu truyền thống của cha ông. Bà Vì Thị Tồn là người có thâm niên trong nghề nấu rượu tại Chiềng Hạ chia sẻ: Bản sắc dân tộc là yếu tố then chốt làm nên thương hiệu rượu Mai Hạ. Gần 50 hộ nấu rượu trong xóm luôn tâm niệm phải giữ gìn sự độc đáo trong từng công đoạn nấu rượu. Để quảng bá thương hiệu rượu Mai Hạ, làng nghề liên kết với các homestay trong huyện hình thành Tour để đưa khách du lịch tới thăm quan, trải nghiệm. Năm 2018, UBND tỉnh công nhận LN nấu rượu Mai Hạ cho xóm Chiềng Hạ. Từ khi được công nhận LN, lượng khách du lịch tới thăm quan tăng mạnh. Hàng năm, gia đình tôi đón hàng nghìn lượt khách tới trải nghiệm nấu rượu. Gia đình đã ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ các đoàn khách trong và ngoài nước.

Thời gian qua, các LN-LNTT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của LN thông qua các hợp đồng lớn còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Thị trường tiêu thụ trong nước chưa ổn định, chưa có thị trường xuất khẩu. LN chưa quan tâm tới việc đăng ký thương hiệu, thiết kế bao bì… Vì vậy, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục bảo tồn, phát triển LN-LNTT. Quan tâm xây dựng thương hiệu LN, tiến tới hình thành LN văn hóa - du lịch. Tích cực đưa sản phẩm của LN tham gia Chương trình OCOP. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm LN tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng nhà trưng bày, khu chế tác. Đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ…


Thu Thủy


Các tin khác


Hội thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu giai đoạn 2018-2020

(HBĐT) - Ngày 12/6, UBND huyện Tân Lạc tổ chức hội thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu giai đoạn 2018-2020. Tham dự hội thi có 5 khu dân cư kiểu mẫu và 17 vườn mẫu thuộc 4 xã Thanh Hối, Đông Lai, Tử Nê, Mỹ Hòa trên địa bàn huyện.

Xã Thành Sơn: Trồng rau trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, người dân thường có thói quen trồng rau theo mùa vụ, bởi dễ chăm sóc, năng suất cao, tuy nhiên, giá thành bấp bênh, đầu ra không ổn định. Nhiều hộ dân xã Thành Sơn (Mai Châu) đã tích cực sáng tạo, tận dụng khí hậu mát mẻ vùng núi, trồng rau trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ lệ phát triển đô thị huyện Lương Sơn đạt 42%

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/ 2012 của BTV Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực để xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã; Kết luận số 174-KL/TU ngày 12/7/2018 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU; Chương trình Phát triển đô thị huyện Lương Sơn, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

Tháng 5, có 45 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Trong tháng 5 vừa qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 45 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số vốn đăng ký 300 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm có 137 DN thành lập mới, vốn đăng ký 2.149,4 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng có 6 DN đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; lũy kế từ đầu năm có 18 DN đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện.

Thành phố Hoà Bình: Phân khúc đất nền vị trí đẹp “nóng” dần sau dịch Covid-19

(HBĐT) - Thời gian dịch Covid-19 bùng phát khiến thị trường bất động sản (BĐS) trên toàn tỉnh nói chung, TP Hoà Bình nói riêng khá trầm lắng. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn đã mạnh dạn xuống tiền với những vị trí đẹp, khiến thị trường BĐS dần ấm lên.

Sở Công Thương làm việc và trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Ninh Bình

(HBĐT) - Từ ngày 8 - 9/6, Đoàn công tác của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã làm việc, trao đổi kinh nghiệm tại Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình và Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục