(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, 1 ha vườn tạp cho thu nhập trung bình khoảng 10,8 triệu đồng/năm, trong khi diện tích đã được cải tạo cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT khảo sát tình hình tiêu thụ nông sản tại hệ thống cửa hàng của Công ty Thực phẩm sạch Big Green Việt Nam.
Đặc biệt, nhiều diện tích được cải tạo để thâm canh các loại cây ăn quả đã mang lại nguồn thu từ 400 - 600 triệu đồng/ ha/năm. Với hiệu quả cao vượt trội, các mô hình cải tạo vườn tạp thành công được khuyến khích nhân rộng. Cùng với đó là quyết tâm nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả khác, nhằm tạo bước đột phá cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Hiện, toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đã có những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sau một thời gian hoạt động đều cho thấy hiệu quả thuyết phục. Bởi không chỉ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại giá trị kinh tế lớn, mà còn có tác dụng giáo dục ý thức cho người dân về ứng dụng KHCN vào sản xuất để tăng giá trị kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã có 6 nghị quyết về NN&PTNT được ban hành, thiết thực tạo thêm sức mạnh để phát triển các lĩnh vực. Cũng nhờ đó, các sản phẩm lợi thế như cam Cao Phong, cam Lạc Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy, gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, cá sông Đà, mía tím Hòa Bình, rau su su Tân Lạc, rau hữu cơ Lương Sơn... được khai thác hiệu quả, từng bước nâng cao giá trị thương phẩm, tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được 50 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuẩn hóa 50 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao. Riêng đối với 3 nhóm cây trồng chủ lực được xác định đầu tư phát triển theo hướng hàng hóa và xây dựng thương hiệu sản phẩm (gồm nhóm cây ăn quả có múi, rau, mía), đến nay, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, tổng diện tích vùng cây ăn quả có múi khoảng 11 nghìn ha, giá trị thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/ha/vụ. Vùng rau có diện tích gieo trồng 13 nghìn ha/năm, giá trị thu nhập bình quân 200 - 250 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích vùng mía trong giai đoạn ổn định khoảng 8 nghìn ha, thu nhập bình quân đạt 100 - 120 triệu đồng/ha/năm.
Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Trong sự phát triển toàn diện của ngành NN&PTNT có vai trò quan trọng của các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao. Từ các mô hình sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết, mô hình cải tạo vườn tạp, dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu đến các mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù… đều có đặc điểm chung là hiệu quả kinh tế vượt trội, bền vững hơn so với phương thức sản xuất truyền thống. Chính vì thế, việc nhân rộng các mô hình được xác định là giải pháp căn cơ, thúc đẩy ngành NN&PTNT thực hiện thành công lộ trình tái cơ cấu, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.
Khánh An
(HBĐT) - Trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng nhằm chống quá tải đường dây, qua đó đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, an toàn.
Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã được hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa có doanh thu không quá 200 tỉ đồng cũng sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020.
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với đại diện các bộ, ngành hữu quan, các hiệp hội về xây dựng Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Tín dụng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm nay nhưng cả năm sẽ chỉ quanh mức 10%.
(HBĐT) - Tận dụng từng tấc đất, mảnh vườn, người dân xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất sang trồng sả. Giống cây này đem lại lợi nhuận gấp 2 – 3 lần so với trồng màu, chu kỳ thu hoạch khoảng 3 năm. Theo thống kê, toàn xã đã mở rộng diện tích sả trên 50 ha tại 6/10 thôn trên địa bàn. Qua đó, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, đồng thời góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.