(HBĐT) - Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Bùi Văn Dùm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi về những kết quả đạt được, những giải pháp khai thác thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển KT-XH.

Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng huyện Kim Bôi được quan tâm đầu tư.

P.V: Xin đồng chí cho biết kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII?

Đồng chí Bùi Văn Dùm: Với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện, nhiệm kỳ 2015-2020, Kim Bôi đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/16 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII đề ra. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,3%, trong đó: nông, lâm nghiệp 4,8%; công nghiệp - xây dựng 10,1%; dịch vụ 9,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp đạt 28%; công nghiệp - xây dựng đạt 11%; dịch vụ 61%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 33,8 triệu đồng/năm. Hộ nghèo giảm bình quân 5,06%/năm, hiện còn 10,37%. Các tiềm năng về phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đang được khai thác hiệu quả. Nhiều dự án đầu tư du lịch đã đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy KT-XH. 

Kim Bôi là một trong những huyện đi đầu trong phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Huyện bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, giá trị sản xuất thu được trên 1 ha diện tích được nâng lên, đạt 155 triệu đồng/ha. Có 3 xã đạt chuẩn NTM. Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 13,1%. Độ che phủ rừng đạt 50%.

Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng phát triển sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống Nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98%. Lĩnh vực GD&ĐT, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển sâu rộng. 80% gia đình, 81% khu dân cư, 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Tình hình ANCT-TTATXH được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, hiệu quả. Cán bộ và Nhân dân đồng thuận xây dựng quê hương.

P.V: Xin đồng chí cho biết những định hướng trọng tâm khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng huyện Kim Bôi phát triển trong thời gian tới?

Đồng chí Bùi Văn Dùm: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu như: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 14%, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng, thu ngân sách 120 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%, tỷ lệ giảm nghèo 3,5%; 10 xã đạt chuẩn NTM… Để thực hiện mục tiêu trên, huyện thực hiện các giải pháp trọng tâm sau: 

Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các giải pháp về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025; lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất hàng năm để xác định, bố trí quỹ đất có lợi thế phát triển.

Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn Bo. Quy hoạch điểm trung tâm cụm xã để xây dựng các loại hình thương mại tại khu vực: Bãi Chạo, Trám, ngã ba Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Mớ Đá (thị trấn Bo), Kim Lập, Nam Thượng, Cuối Hạ, Mỵ Hòa. Mở mới chợ nông thôn tại trung tâm thị tứ, xây dựng các chợ hiện có, đặc biệt quan tâm xây dựng chợ Bo thành chợ đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ cá thể mở rộng SX-KD.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, triển khai có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng tới các sản phẩm chất lượng, an toàn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất đạt 200 triệu đồng/ha trở lên.  

Khai thác hiệu quả các tiềm năng về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, lễ hội với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường, ANTT, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho lực lượng trong ngành du lịch; kết nối điểm du lịch gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp, tạo ra các tour du lịch trên địa bàn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp, người dân; chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực du lịch, thương mại, đô thị, nông nghiệp sớm đi vào hoạt động.

Sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Quan tâm phát triển các lĩnh vực VH-XH, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện mạnh mẽ chất lượng đời sống Nhân dân. Giữ vững ANCT-TTATXH, tạo sự ổn định để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Lê Chung (Thực hiện)

Các tin khác


Khó khăn thực hiện mục tiêu số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập, hoạt động hiệu quả

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra chỉ tiêu số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) thành lập, hoạt động có hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Nhiệm vụ là phấn đấu trong 5 năm thu hút được 140 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng và 40 dự án FDI, vốn đăng ký 2 tỷ USD; đến năm 2020 có 4.000 DN.

Ghi ở xã nông thôn mới Tây Phong

(HBĐT) - Từ một xã khó khăn, kinh tế phát triển manh mún, đường giao thông chật hẹp, năm 2018, Tây Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), là xã thứ 4 của huyện Cao Phong cán đích NTM.

Nông nghiệp Cao Phong phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(HBĐT) - Hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, nổi bật là vùng trồng cây ăn quả có múi và vùng trồng mía tím theo phương pháp nuôi cấy mô. Trên đà thắng lợi đó, kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Phục hồi kinh tế bằng giải pháp chưa từng có tiền lệ

Quá trình hồi phục kinh tế sẽ rất chậm do cung và cầu đều đứt gãy, vì vậy cần có các giải pháp đặc biệt mới có thể phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V.

Mô hình “Làng, bản văn hóa - quốc phòng” góp phần thúc đẩy xây dựng NTM ở địa bàn đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - LTS: Đề án xây dựng mô hình "Làng, bản văn hóa - quốc phòng (VH-QP)” ở địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh được Bộ CHQS tỉnh triển khai từ năm 2009. Hơn 10 năm qua, hiệu quả của đề án đã được khẳng định, đó là một trong những đóng góp tích cực của LLVT tỉnh trong sự phát triển của các xã ĐBKK; đồng thời, tạo thêm động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhìn lại hơn 10 năm thực hiện đề án quan trọng này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Triệu Kim Thắng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

(HBĐT) - Các khu công nghiệp trong tỉnh có 95 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 499,85 triệu USD và 71 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.268,56 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục