(HBĐT) - Những năm qua, tín dụng chính sách luôn đồng hành với nông dân huyện Tân Lạc, trở thành động lực quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo.



Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, nông dân xóm Tằm Bát, xã Phú Cường (Tân Lạc) đầu tư nuôi trâu, bò, từng bước thoát nghèo.

Trước đây, khi chưa có vốn chính sách, đời sống của hội viên Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Hiện nay, vốn chính sách đã giúp nhiều hội viên mua được trâu, bò, đầu tư phát triển kinh tế để không chỉ giảm nghèo bền vững, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình chị Bùi Thị Hiền, xóm Khang (thị trấn Mãn Đức) là một trong những hộ như vậy. Lập gia đình khi còn trẻ, sau nhiều năm bươn trải, đời sống kinh tế của gia đình chị Hiền vẫn khó khăn. Năm 2012, được vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, gia đình chị đầu tư trồng 150 gốc bưởi đỏ. Để có tiền mua phân bón đầu tư cho vườn bưởi, hàng ngày, vợ chồng chị đi làm thuê, kết hợp chăn nuôi trâu vỗ béo. Sau này được học lớp dạy nghề trồng cây có múi do HND huyện tổ chức đã giúp chị có thêm kiến thức để chăm sóc vườn bưởi tốt hơn. Sau 3 năm, bưởi bắt đầu bói quả, lứa đầu tiên gia đình chị thu được 100 triệu đồng. Những năm tiếp theo, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, vườn bưởi đã đem lại cho gia đình thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Từ hộ nghèo, gia đình chị Hiền không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu, là tấm gương sáng cho các hội viên khác noi theo.

Tiếp tục đồng hành cùng nông dân Tân Lạc trong hành trình thoát nghèo, những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của bà con. Đồng chí Bùi Văn Thuận, Thường trực HND huyện Tân Lạc cho biết: Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách do HND huyện ủy thác gần 93 tỷ đồng, 3.018 hộ vay vốn, với 81 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Qua kiểm tra, giám sát của các cấp Hội, bà con đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích, chủ yếu mua trâu, bò giống và trồng cây có múi.

Phú Cường là xã vùng thượng đặc biệt khó khăn của huyện. Hiện nay, qua 4 tổ chức ủy thác, tổng dư nợ tín dụng chính sách của xã Phú Cường đạt hơn 26 tỷ đồng, với trên 1.000 hộ vay vốn. Trong đó, HND xã quản lý dư nợ hơn 8,6 tỷ đồng, với 7 tổ TK&VV. Cùng đồng chí Đinh Văn Nha, Chủ tịch HND xã, chúng tôi đến xóm đặc biệt khó khăn Tằm Bát, những thửa ruộng độc canh cây lúa trước đây nay có nhiều diện tích chuyển sang trồng khoai lang, hầu như hộ nào trong xóm cũng nuôi trâu, bò. Trưởng xóm Tằm Bát Đinh Công Ẻo chia sẻ: Từ khi được tiếp cận vốn vay của Ngân hàng CSXH và được hướng dẫn về kỹ thuật, bà con đã mua trâu, bò về phát triển chăn nuôi. Đến nay, nhờ nuôi trâu, bò, có những hộ đã thoát nghèo như hộ ông Bùi Văn Chỉnh, Đinh Công Chòn. Vốn chính sách cũng tạo điều kiện để nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Dù là xóm đặc biệt khó khăn nhưng các hộ dân đều trả lãi, nợ đúng hạn. Trong thời gian tới, bà con mong muốn tiếp tục nhận được sự tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH, nhất là nâng mức cho vay để mua được nhiều trâu, bò giống hơn.

Đó cũng là mong muốn của nhiều hội viên HND huyện Tân Lạc. Bởi, như Trưởng xóm Tằm Bát chia sẻ, nếu vay 30 triệu đồng chỉ mua được 2 con trâu, nhưng mức vay tăng lên 50 hay 100 triệu đồng, bà con mua được nhiều con giống hơn, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.


Viết Đào


Các tin khác


Doanh nghiệp cố gắng duy trì việc làm

Không ít doanh nghiệp (DN) sản xuất cho biết, do đơn hàng ngày càng giảm nên lượng lao động bị thôi việc tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN cam kết dù khó khăn thế nào vẫn phải tạo việc làm, duy trì công việc cho công nhân lao động.

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh ước đạt trên 4.100 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, ước đến hết tháng 6/2020, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh ước đạt 4.170 tỷ đồng, vượt 3,95% so cùng kỳ, đạt 40,82% kế hoạch; tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả năm ước đạt 10.200 tỷ đồng, vượt 5,7% so cùng kỳ, chiếm 83,2% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.

Sản phẩm OCOP huyện Cao Phong khẳng định uy tín, chất lượng với người tiêu dùng

(HBĐT) - Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Năm 2019, huyện Cao Phong có 5 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Sản phẩm OCOP của huyện tự tin cạnh tranh với các sản phẩm cùng dòng tại một số thị trường khó tính. 

Cần quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng lưới điện nông thôn

(HBĐT) - Đến nay, ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có lưới điện phủ khắp, với tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, hạ tầng lưới điện ở nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa đã xuống cấp; thực trạng người dân phải dùng cột tre, gỗ kéo điện xa vài trăm mét vẫn còn phổ biến.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Thủy

(HBĐT) - "Xã Ngọc Lương được UBND tỉnh và huyện Yên Thủy chọn làm xã điểm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, nên xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình, tích cực của Nhân dân, từ đó huy động được các nguồn lực từ Nhân dân, tạo thành các phong trào thi đua yêu nước, phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM” - đồng chí Lê Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chia sẻ.

Công ty Thủy điện Hòa Bình sản lượng điện giảm trên 2,7 tỷ kwh

(HBĐT) - Năm 2019 và 6 tháng đầu năm nay, tình hình thủy văn diễn biến hết sức bất lợi, lượng nước về hồ thủy điện Hòa Bình thấp kỷ lục. Trong mùa lũ năm 2019, lượng nước về chỉ đạt 14,7 tỷ m3, bằng 47% so trung bình nhiều năm,  thấp nhất kể từ khi đưa công trình vào vận hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục