Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), các hiệp định của ASEAN với các đối tác,...
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì họp Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo diễn ra chiều 20/7, tại trụ sở Chính phủ.
Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương thành viên của Ban Chỉ đạo.
Cuộc họp nhằm rà soát kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tới. Cuộc họp đánh giá thời gian qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực chứng kiến những diễn biến phức tạp chưa từng có, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế và sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành, địa phương, Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đạt nhiều kết quả hết sức quan trọng.
Điểm sáng của thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế là thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả CPTPP, phê chuẩn EVFTA, phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 thúc đẩy triển khai Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác, chủ động tham gia, đóng góp tích cực tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), hợp tác tiểu vùng Mekong…
Với 16 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm 59% dân số thế giới và 68% thương mại toàn cầu, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới cần đặt mục tiêu cao nhất là phục vụ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, các hiệp định của ASEAN với các đối tác; tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai các cam kết, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần chủ động xây dựng các phương án phù hợp thúc đẩy các FTA hiện đang đàm phán, tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ: Ngoại giao, Công Thương và các bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện thành công các nhiệm vụ hội nhập ASEAN trong Năm Chủ tịch 2020, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam trong đề xuất, sáng kiến và thực thi tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2025; tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương tầm khu vực và toàn cầu như APEC, WTO…
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Tại Quyết định số 1706/QĐ-TTg, ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 cho tỉnh là 4.071,8 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch đầu tư công là 3.949 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư từ thu sử dụng đất (SDĐ) giao tăng 230 tỷ đồng, nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 6 tỷ đồng, vốn đầu tư khác giao tăng 222 tỷ đồng. Các nguồn vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.998,47 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư thực hiện các chương trình mục tiêu (CTMT)
(HBĐT) - Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng cho công tác giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện và đã mang lại hiệu quả tích cực.
(HBĐT) - Ở các địa phương trong tỉnh, nổi bật trên những tuyến đường giao thông nông thôn, hay khuôn viên các nhà văn hóa xã là những hàng cây xanh được gắn biển "Hàng cây nông dân”. Những cây xanh được người nông dân dành công chăm sóc với mong muốn nay mai, ngoài là lá phổi xanh mang lại không khí trong lành, những hàng cây vươn cao còn tạo cảnh quan đẹp, tỏa bóng mát.
(HBĐT) - Là một trong số huyện nghèo trên cả nước được tiếp nhận sự
hỗ trợ từ Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ), những
năm qua, huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách
giúp người dân thoát nghèo, hướng tới giảm nghèo bền vững (GNBV).
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Sơn, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 29.320 triệu đồng, đạt 36,5% dự toán tỉnh giao và đạt 33,1% dự toán HĐND huyện giao.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2020, vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, tổng giá trị sản xuất CN -TTCN (giá thực tế) của TP Hòa Bình ước đạt 2.272,126 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%, so với kế hoạch đạt 51%.