(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách đã sát cánh cùng người nghèo và đối tượng chính sách ở xã Hợp Phong (Cao Phong) trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, 3 xã: Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong của huyện Cao Phong sáp nhập thành xã Hợp Phong.


Hộ dân xã Hợp Phong (Cao Phong) sử dụng vốn vay chính sách chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây có múi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước khi sáp nhập, mới có xã Đông Phong (cũ) hoàn thành 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, 2 xã còn lại đang trong quá trình phấn đấu. Riêng xã Xuân Phong thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên nhu cầu được tiếp cận các chương trình tín dụng chính sách, nhất là vốn vay ưu đãi của NHCSXH của bà con rất lớn.

Đồng chí Bùi Văn Thọ, cán bộ chuyên trách NHCSXH xã Hợp Phong cho biết: Những năm qua, vốn chính sách đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn. Sau khi sáp nhập, xã đã củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Từ đầu năm đến nay, bà con tiếp tục được tạo điều kiện tiếp cận các chương trình tín dụng của NHCSXH để đầu tư phát triển kinh tế. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt hơn 64 tỷ đồng, với 1.625 hộ vay vốn. Các chương trình tín dụng có dư nợ cao như: cho vay hộ nghèo (19,8 tỷ đồng), hộ cận nghèo (11,5 tỷ đồng), hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (13,3 tỷ đồng), NS&VSMT (9,4 tỷ đồng). 

Xã Hợp Phong đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó nổi bật là việc trồng cam, bưởi, mía ép nước và chăn nuôi trâu, bò. "Đối với hộ nghèo, hộ chính sách, đa số bà con vay vốn đầu tư chăn nuôi, trồng mía, cam, bưởi. Những hộ vay chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn có điều kiện đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ sử dụng đồng vốn hiệu quả, các hộ đã từng bước thoát nghèo” - đồng chí Bùi Văn Thọ chia sẻ. Gia đình ông Bùi Minh Hải, xóm Quáng Ngoài vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư mua trâu giống sinh sản, trồng mía trắng ép nước. Nhờ nguồn thức ăn có sẵn nên trâu của gia đình ông Hải lớn nhanh và đã sinh sản, giúp gia đình ông có được nguồn thu nhập ổn định hơn để từng bước thoát nghèo. Hay gia đình ông Bùi Đình Dưỡng, xóm Quáng Giữa cũng vay vốn chính sách để chăn nuôi trâu sinh sản. Đến nay, trâu đã đẻ 2 lứa, giúp kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện. 

 Để vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay sử dụng đồng vốn đích mục đích, hiệu quả, công tác kiểm tra, giám sát được các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tổ chức thường xuyên. Song song với đó, các tổ chức nhận ủy thác phối hợp ngành chức năng mở các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật cho bà con. Ngoài ra, 41 tổ TK&VV làm tốt công tác rà soát, cho vay đúng đối tượng, đôn đốc bà con trả nợ, trả lãi đúng hạn. Nhờ đó, chất lượng tín dụng trên địa bàn xã Hợp Phong ngày được nâng cao. Đầu năm, do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập của một số hộ dân nên lãi tồn của xã lên 50 triệu đồng, hiện đã giảm còn 30 triệu đồng, chủ yếu là lãi tồn trong tháng; xã không có nợ quá hạn.

Sau sáp nhập xã, vốn chính sách tiếp tục trở thành động lực quan trọng trong công cuộc xóa nghèo, xây dựng NTM ở xã Hợp Phong. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Thọ, hiện nay, do chưa có quyết định xã Hợp Phong thuộc vùng nào, nên các hộ vay vốn chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đang gặp khó khi không được đảo nợ hoặc vay món mới. Ngoài ra, bà con mong muốn được tăng mức cho vay để có điều kiện tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao hơn.


Cao Viết

Các tin khác


Cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do

Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), các hiệp định của ASEAN với các đối tác,...

Khoảng 35% doanh nghiệp toàn cầu có thể phá sản do dịch COVID-19

Euler Hermes cho biết đây sẽ là một kỷ lục về chỉ số mất khả năng thanh toán toàn cầu - và khoảng 50% số quốc gia trên thế giới sẽ phải thiết lập các mức cao mới kể từ khủng hoảng tài chính 2009.

Để tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải điện có lợi gì?

Truyền tải điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Việc tư nhân hóa trong đầu tư hệ thống truyền tải là cách làm mới để giải tỏa nguồn năng lượng.

Thống nhất nội dung Lễ công bố huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

(HBĐT) - Ngày 20/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thống nhất nội dung Lễ công bố huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019; thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị IV (Lễ công bố). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ các chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì hội nghị.

Quyết liệt chỉ đạo giải quyết vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tại Quyết định số 1706/QĐ-TTg, ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 cho tỉnh là 4.071,8 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch đầu tư công là 3.949 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư từ thu sử dụng đất (SDĐ) giao tăng 230 tỷ đồng, nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 6 tỷ đồng, vốn đầu tư khác giao tăng 222 tỷ đồng. Các nguồn vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.998,47 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư thực hiện các chương trình mục tiêu (CTMT)

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục