(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và hiệu quả, 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã nỗ lực, tích cực khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Nhân dân xã Độc Lập (TP Hòa Bình) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây ăn quả có múi thay thế cây trồng năng suất thấp, cho hiệu quả kinh tế cao.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh 6 tháng đầu năm đạt 4,17 nghìn tỷ đồng; vượt 3,95% so cùng kỳ, đạt 40,82% kế hoạch; ước cả năm đạt 10,2 nghìn tỷ đồng vượt 5,7% so cùng kỳ, chiếm 83,2% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt đạt khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng, vượt 4,4% so cùng kỳ, đạt 38,7% kế hoạch năm; dự báo cả năm đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, vượt 6,4% so cùng kỳ, chiếm 67,8% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.
Ngành tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao (như bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột...). Đã chuyển đổi được 1,84 nghìn ha đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác (đất 2 vụ lúa 766,4 ha, đất 1 vụ lúa 920,5 ha), gồm: ngô 751,8 ha, rau đậu 379,4 ha, mía 231,9 ha, cây hàng năm khác 323,81 ha, cây có múi 49,76 ha, cây lâu năm khác 22,5 ha, kết hợp nuôi trồng thủy sản 12,72 ha. Xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019 - 2020 như: mô hình liên kết trong sản xuất ngô ngọt của Công ty XNK Đồng Giao tại các xã Sào Báy, Xuân Thủy (Kim Bôi) cho thu nhập 40 – 60 triệu đồng/ha/vụ; mô hình liên kết sản xuất đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP vụ đông xuân 2019 - 2020 của HTX Nông nghiệp xanh tại xã Đú Sáng (Kim Bôi) quy mô 100 ha; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm bí đỏ, rau đậu các loại theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Rau an toàn Cư Yên (Lương Sơn) quy mô 5,4 ha…
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Thống kê toàn tỉnh có 20 trang trại nuôi lợn hậu bị quy mô từ 300 - 2.000 con, 19 trang trại nuôi lợn nái quy mô từ 600 - 1.200 con, 11 trang trại chăn nuôi dê quy mô từ 60 - 190 con, 11 trang trại nuôi gà giống và đẻ trứng quy mô từ 4.000-50.000 con, 43 trang trại nuôi gà thịt quy mô từ 1.500 - 40.000 con, 5 trang trại nuôi vịt đẻ quy mô từ 3.000 - 40.000 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 6 tháng đầu năm đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, vượt 3,2% cùng kỳ, đạt 44,7% kế hoạch năm; dự báo cả năm đạt 3,54 nghìn tỷ đồng, vượt 4,5% cùng kỳ chiếm 31,2% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.
Các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy sản; 33 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản; hơn 4,6 nghìn lồng cá. Sản lượng thủy sản đạt 5,4 nghìn tấn, trong đó, khai thác 765 tấn, nuôi trồng 4,6 nghìn tấn.
Hoạt động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) được chú trọng, ngành đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền cho các đối tượng. Cấp phát 37.500 tờ rơi tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn. Hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 12 cơ sở; xác nhận kiến thức về ATTP cho 57 người; xác nhận nội dung thuốc BVTV cho 2 công ty; 4 giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV; 148 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón.
Công tác phát triển hạ tầng nông nghiệp, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai được tăng cường. Trên địa bàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó 474 đập, hồ chứa nước cần thực hiện các quy định về an toàn đập, gồm: 49 hồ lớn, 151 hồ, đập loại vừa, 274 hồ đập loại nhỏ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Qua kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình trước mùa mưa lũ năm 2020, có 123 đập, hồ chứa thủy lợi có hư hỏng, cần nhu cầu kinh phí để khắc phục, sửa chữa ước tính 590,7 tỷ đồng. Ngành thường xuyên kiểm tra, duy tu các công trình, thực hiện tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất; tích cực triển khai chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt I, đào đắp 270 nghìn m3 đất, phát dọn 1,6 triệu m2 bờ mái, kênh mương, huy động hơn 280 nghìn ngày công, tương đương trên 19,57 tỷ đồng. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị ứng phó với mùa mưa bão năm 2020; các công trình thủy lợi, đê, kè, cống được kiểm tra, tu sửa đảm bảo an toàn mùa mưa bão.
Với những nỗ lực, tăng cường giải pháp triển khai thực hiện, kết quả 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng, vượt 4,06% so cùng kỳ. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,1%. Tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%.
V.H
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn nhận ủy thác địa phương hơn 47,4 tỷ đồng, tăng hơn 41,4 tỷ đồng (tăng 691%) so với thời điểm 31/12/2014, chiếm 1,4% tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh (SX-KD), các cấp Hội LHPN huyện Tân Lạc đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp, giúp hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp.
Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), các hiệp định của ASEAN với các đối tác,...
Euler Hermes cho biết đây sẽ là một kỷ lục về chỉ số mất khả năng thanh toán toàn cầu - và khoảng 50% số quốc gia trên thế giới sẽ phải thiết lập các mức cao mới kể từ khủng hoảng tài chính 2009.
Truyền tải điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Việc tư nhân hóa trong đầu tư hệ thống truyền tải là cách làm mới để giải tỏa nguồn năng lượng.