(HBĐT) - Là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Sơn chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 12,1%, song, huyện lại được đánh giá là địa phương hình thành các vùng sản xuất và có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, thế mạnh, có giá trị của tỉnh. Thành quả này là nhờ huyện đã thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Những năm qua, nông nghiệp huyện Lương Sơn được tập trung theo hướng sản xuất các sản phẩm
an toàn, hữu cơ.
Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Với mục tiêu đổi mới sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là phấn đấu đạt các tiêu chí về thu nhập, việc làm, tổ chức sản xuất, Phòng NN&PTNT đã tham mưu UBND huyện ban hành đề án thực hiện TCC ngành, trong đó đi sâu vào những lĩnh vực có đề án riêng, như: cải tạo vườn tạp, phát triển đàn bò, sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả... 5 năm qua, huyện đã xây dựng trên 170 mô hình có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là gắn với các mô hình để phát triển HTX, tổ hợp tác. Trong giai đoạn 2015 - 2020, toàn huyện phát triển gần 50 HTX, thể hiện được vai trò "bà đỡ" cho người dân trong việc sản xuất, tiêu thụ, gắn với xây dựng các sản phẩm có thương hiệu trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2010 - 2019, từ các nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nguồn ngân sách tỉnh, huyện, lồng ghép các dự án, vốn tín dụng và Nhân dân đóng góp, huyện có tổng kinh phí trên 243 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, phát triển hàng trăm mô hình nông nghiệp. Huyện đã cơ bản hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, có hiệu quả kinh tế cao, như: vùng cây ăn quả có múi; vùng sản xuất rau an toàn, hữu cơ; vùng trồng cây dược liệu; vùng nhãn Miền chín muộn, trồng chuối tiêu hồng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, trong huyện còn có các vùng trồng cây lâm nghiệp, vùng chuyên canh chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung.
Đồng chí Nguyễn Anh Đức cho biết thêm: Huyện đang định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng 3 trục sản phẩm, trong đó, tiếp tục phát triển thế mạnh của địa phương, xây dựng sản phẩm theo chuỗi sản phẩm của tỉnh đã được phê duyệt và thực hiện Chương trình OCOP. Lương Sơn đã có 5 sản phẩm OCOP được đánh giá cấp huyện, 3 sản phẩm đánh giá cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên. Năm 2020 phấn đấu có 7 sản phẩm được công nhận.
Những năm qua, huyện đã thực hiện TCC ngành nông nghiệp theo chiều sâu, đúng định hướng chung của huyện là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng nâng cao giá trị của ngành. Phòng NN&PTNT tham mưu cho huyện thực hiện TCC ngành theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mũi nhọn và nông nghiệp đa chiều để tỷ trọng tăng lên trong nội bộ ngành và giá trị ngày càng cao. Theo đó, trong thời gian tới, ở lĩnh vực trồng trọt, huyện chú trọng các mô hình xây dựng sản phẩm lúa chất lượng cao, tập trung rau, củ, quả an toàn và hữu cơ, nhất là mở rộng quy mô nhà lưới, nhà kính để sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao.
Về lĩnh vực chăn nuôi, Lương Sơn hiện có 45 trang trại, 815 gia trại. Huyện định hướng tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, gắn với trang trại, gia trại, HTX nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo ra sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo ATVSTP. Cùng với đó, huyện thực hiện chủ trương phát triển cây gỗ lớn, từ đó tạo ra vùng có điều kiện phát triển cây gỗ lớn gắn với các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đẩy mạnh thực hiện TCC ngành nông nghiệp, huyện Lương Sơn đã có 100% xã đạt tiêu chí số 10 với thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 đạt 38 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,92%.
Bình Giang
(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách đã sát cánh cùng người nghèo và đối tượng chính sách ở xã Hợp Phong (Cao Phong) trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, 3 xã: Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong của huyện Cao Phong sáp nhập thành xã Hợp Phong.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi, đến hết tháng 6/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 422,7 tỷ đồng, với 14.174 khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay trong tháng 6 đạt hơn 32 tỷ đồng, với hơn 3 nghìn lượt khách hàng vay vốn; lũy kế cho vay từ đầu năm đạt hơn 102 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trong tháng đạt 20,2 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt gần 79 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng nợ quá hạn, nợ khoanh gần 6,7 tỷ đồng, chiếm 0,2%; giảm 381 triệu đồng so với thời điểm 31/3/2020, giảm 273 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2019.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn nhận ủy thác địa phương hơn 47,4 tỷ đồng, tăng hơn 41,4 tỷ đồng (tăng 691%) so với thời điểm 31/12/2014, chiếm 1,4% tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh (SX-KD), các cấp Hội LHPN huyện Tân Lạc đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp, giúp hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp.
Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), các hiệp định của ASEAN với các đối tác,...