Chiều 13-8, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự đảng Bộ Công thương về kết quả phối hợp công tác giữa Bộ Công thương và TP Hà Nội; các cơ chế, chính sách và vấn đề lớn trong lĩnh vực công thương của thành phố Hà Nội; các vấn đề khó khăn, vướng mắc và đề xuất các nội dung cần phối hợp, thúc đẩy triển khai trong thời gian tới.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 5 năm qua, kết quả sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khá, đóng góp ngày càng cao vào mức tăng trưởng chung GRDP thành phố.

Dự kiến 5 năm 2016 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 10,54%/năm; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,3%... Thành phố hiện có hơn 108 nghìn doanh nghiệp và cơ sở cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; hơn 96 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, với 1,2 triệu lao động.

Thời gian qua, TP Hà Nội với Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, đề án phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn như phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Đồng thời, cùng nhau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường hỗ trợ phát triền nghề, làng nghề và các cơ sở công nghiệp nông thôn; tổ chức nhiều hoạt động giao thương liên kết giữa Hà Nội với các vùng, địa phương nhằm phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa của Hà Nội tại các tỉnh và của các tỉnh tại Hà Nội, hình thành chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao hoạt động hợp tác giữa TP Hà Nội với Bộ Công thương. Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ cụ thể hóa hoạt động phối hợp cùng Hà Nội thông qua việc xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống logistics, hạ tầng năng lượng, giao thông...

Bộ Công thương mong TP Hà Nội tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng cho loại hình thương mại điện tử và chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận mặt bằng, dịch vụ logistics, các chương trình hỗ trợ xúc tiến... để thâm nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng.

Đưa Hà Nội thành trung tâm công nghiệp, thương mại hiện đại -0
 Lễ ký kết thông báo Hội nghị và biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công thương và UBND TP Hà Nội.
Kết luận cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đồng tình và thống nhất với những nội dung hai bên sẽ đẩy mạnh, tiếp tục phối hợp trong thời gian tới.

Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, hai bên sẽ phối hợp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Hà Nội theo hướng hiện đại, có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức; đạt tỷ trọng giá trị ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm từ 22,7 đến 23,0% GRDP thành phố. Mong Bộ Công thương tạo điều kiện, hỗ trợ TP Hà Nội xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao Hòa Lạc; đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu công nghiệp Sóc Sơn, Đông Anh, Phú Nghĩa…

Bộ Công thương phối hợp TP Hà Nội tổ chức triển khai Hội chợ quốc tế (Expo hằng năm), bảo đảm ngang tầm khu vực và quốc tế; Nâng tầm các Triển lãm, Hội chợ quốc tế lĩnh vực công thương mà TP Hà Nội đã và đang tổ chức. Hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các nhiệm vụ, Chương trình, Đề án về phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường do Bộ Công thương chủ trì…

Về lĩnh vực năng lượng, Bí thư Thành ủy đề nghị, Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN quan tâm chỉ đạo, sắp xếp đủ vốn và các nguồn lực khác cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội sớm thực hiện các thủ tục triển khai đầu tư các dự án năng lượng và hạ tầng đáp ứng mục tiêu cấp điện an toàn, liên tục. Hướng dẫn và phối hợp Hà Nội trong thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh bổ sung một số các công trình 120KV, 220KV và quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035.

Trong lĩnh vực thương mại, đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ Hà Nội xây dựng hệ thống thương mại văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; triển khai có hiệu quả đề án quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ thành phố trong triển khai đề án phát triển trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, các chợ đầu mối; giới thiệu các sản phẩm OCOP và đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam.

Đặc biệt, hỗ trợ thành phố trong triển khai thương mại điện tử để Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu trong cả nước về lĩnh vực này.

TheoNhanDan


Các tin khác


Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, thiên tai dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân đã giúp chương trình XDNTM của tỉnh tiếp tục đạt kết quả tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu.

Tuổi trẻ xã Xuất Hóa tiên phong, sáng tạo phát triển kinh tế 

(HBĐT) - Xác định tuổi trẻ là lực lượng tiên phong, xung kích, sáng tạo trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Đoàn Thanh niên xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo dưới nhiều hình thức, hoạt động cụ thể. Từ đó, phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi đã tạo sự lan tỏa rộng khắp, góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh.

Toàn tỉnh có 195 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Trong tháng 7, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 292 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng qua quyết định chủ trương đầu tư cho 29 dự án, trong đó có 28 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 10.148,7 tỷ đồng; 1 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 0,4 triệu USD.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 14, ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã phổ biến, triển khai gắn với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị. 

Tuổi trẻ xã Đông Lai xung kích phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế, những năm qua, không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Đông Lai (Tân Lạc) đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế mới, gặt hái được những kết quả thiết thực.

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận Hiệp định EVFTA

Từ ngày 1-8-2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, TP Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các cơ hội, đồng thời, hạn chế thách thức mà hiệp định mang lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục