(HBĐT) - Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, thiên tai dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân đã giúp chương trình XDNTM của tỉnh tiếp tục đạt kết quả tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhiều hộ ở xóm Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) xây dựng mô hình sản xuất sạch, sản phẩm được thị trường đón nhận.
Phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM” được các cấp, ngành, đơn vị, nhất là tại các xã hưởng ứng tích cực, bằng nhiều việc làm ý nghĩa. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã huy động hiến đất, góp công, vật liệu… quy đổi ra tiền được 97.652 triệu đồng. Trong đó, huy động khoảng 40.000 ngày công lao động; hiến 6.000 m2 đất làm đường GTNT, các công trình hạ tầng ở cơ sở và vận động Nhân dân đóng góp được 7.340 triệu đồng.
Ngoài huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, trong 6 tháng đầu năm, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình MTQGXDNTM của tỉnh là 720,06 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 565,56 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 154,5 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương và lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã hơn 487 tỷ đồng; vốn tín dụng 111 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 41 tỷ đồng.
Từ các nguồn vốn đầu tư đã giúp hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao điều kiện sống cho dân cư nông thôn. Điển hình như tiêu chí về giao thông, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh tiếp tục hoàn thiện 143 công trình chuyển tiếp và triển khai khởi công 42 công trình đường GTNT; nâng cấp, sửa chữa 434,2 km đường giao thông nội đồng. Về thủy lợi, tiếp tục hoàn thiện 33 công trình, khởi công 16 công trình. Bên cạnh đó, có 58 công trình cơ sở vật chất văn hóa chuyển tiếp được hoàn thiện và khởi công xây dựng 235 công trình... Các huyện, thành phố cũng dành nguồn lực đầu tư cho các tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư.
Tuy nhiên, đánh giá kết quả XDNTM 6 tháng đầu năm, đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn; thu nhập của phần lớn dân cư nông thôn thấp, nhất là người dân sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nên việc huy động nguồn lực tại chỗ còn nhiều hạn chế. Đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn chưa nhiều. Nguồn vốn trực tiếp thực hiện chương trình XDNTM chủ yếu dựa vào ngân sách T.Ư hỗ trợ. Do vậy, để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong năm 2020, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị cùng chung sức XDNTM. Quan tâm huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Các địa phương chủ động cân đối, dành nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho chương trình, lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình khác để hoàn thành kế hoạch đề ra.
Song song với thực hiện các tiêu chí về hạ tầng KT - XH, từ đầu năm đến nay, các địa phương đã tích cực xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng; ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, khuyến khích liên kết, liên doanh theo phương châm "doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa". Từ đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM nên sản xuất có sự phát triển nhanh, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực. Đặc biệt, thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất, các huyện, thành phố đã huy động nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và vốn của Chương trình MTQGXDNTM năm 2020 triển khai hỗ trợ phát triển mô hình và các đề án chính sách, với tổng kinh phí phân bổ cho các huyện, thành phố là 13.100 triệu đồng.
Nỗ lực vượt khó thực hiện chương trình XDNTM, đến nay, toàn tỉnh có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 39 khu dân cư kiểu mẫu; 122 vườn mẫu; 54/131 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí XDNTM; 9 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 68 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 15,03 tiêu chí/xã.
Từ ngày 1-8-2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, TP Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các cơ hội, đồng thời, hạn chế thách thức mà hiệp định mang lại.
Than đá hay còn gọi là vàng đen, từ lâu đã là nguồn nguyên liệu chính dùng cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Ngày nay, với sự tiến bộ của KHKT thì các nước tiên tiến trên thế giới đã hạn chế và dần đi đến việc ngừng khai thác năng lượng hóa thạch mà thay vào đó là sử dụng năng lượng tái tạo. Than đã được chuyển hướng dùng vào những mục tiêu tích cực hơn để loại trừ việc tận khai khoáng, tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, hủy hoại tài nguyên và đặc biệt là không hoài phí kho báu "năng - gió” vô tận mà tạo hóa đã ban cho nhân loại.
Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, thay thế Quyết định 1232/QĐ-TTg nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại các DN gắn với việc bảo đảm nguồn thu phù hợp Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời thúc đẩy quá trình cơ cấu lại DN nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
(HBĐT) - Với mong muốn giữ gìn và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy”, 7 thành viên của Hợp tác xã (HTX) Minh Đức thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) không ngừng sáng tạo, trau dồi kiến thức, áp dụng KH-KT vào chăn nuôi gà. Các thành viên HTX liên kết với một số hộ nuôi gà trong huyện cùng hỗ trợ vốn, con giống, kỹ thuật cho tới tiêu thụ để hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã có những đóng góp tích cực, nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho thành viên vay đầu tư SX-KD, dịch vụ và đời sống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thiết thực vào mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
(HBĐT) - Với khát vọng đưa nông sản của tỉnh ra thế giới, HTX Chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thực hiện khép kín quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ theo tiêu chuẩn VietGAP; chú trọng xây dựng thương hiệu "Chuối Viba”. Năm 2019, chuối Viba được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Trung bình mỗi năm, HTX tiêu thụ khoảng 1 nghìn tấn quả, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng/năm.