(HBĐT) - Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế, những năm qua, không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Đông Lai (Tân Lạc) đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế mới, gặt hái được những kết quả thiết thực.
Vườn lan của đoàn viên Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Xuân Hợi, xóm Bái Trang là một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu do ĐVTN làm chủ ở xã Đông Lai (Tân Lạc).
Cuối năm 2018, qua giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Đông Lai, chúng tôi về thăm một mô hình kinh tế với hướng đi mới ở xã vốn đã nổi tiếng với sản phẩm bưởi đỏ. Đó là mô hình trồng thanh long ruột đỏ của anh Bùi Văn Thanh, ĐVTN xóm Đồi Bưng. Khi đó, giống thanh long ruột đỏ được anh mang từ Bình Thuận về trồng trên diện tích đất ruộng 2.500 m2, đã đem lại thu nhập trên 50 triệu đồng chỉ sau hơn 2 năm. Từ đó đến nay, anh Thanh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, đến nay, vườn thanh long bước sang năm thứ 5, cho năng suất cao, giá bán ổn định. Năm ngoái, anh Thanh thu được trên 200 triệu đồng. Nhận thấy mô hình trồng thanh long ruột đỏ của anh Thanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều ĐVTN và bà con trong xóm đã chuyển đổi một số diện tích đất ruộng, đất vườn sang trồng thanh long ruột đỏ.
Có thể nói, từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ của đoàn viên Bùi Văn Thanh, đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Ngoài anh Thanh, ở xã Đông Lai xuất hiện những gương sáng thanh niên phát triển kinh tế. Điển hình như anh Bùi Văn Hùng, Bí thư chi đoàn xóm Ổ Gà với mô hình trồng bưởi kết hợp chăn nuôi dê; anh Bùi Văn Trường, xóm Ổ Gà thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình trồng bưởi đỏ kết hợp chăn nuôi; anh Bùi Văn Quỳnh, xóm Bái Trang thu nhập ổn định từ trồng sả; hay mô hình trồng bưởi Diễn lòng vàng của đồng chí Bùi Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn xã. Ngoài ra, mấy năm trở lại đây, nhiều ĐVTN đã gặt hái được những thành công nhất định khi phát triển mô hình trồng lan. Nổi bật nhất là vườn lan có giá trị hàng tỷ đồng của anh Nguyễn Trung Hiếu và anh Nguyễn Xuân Hợi, xóm Bái Trang với nhiều giống lan quý.
Để có được những thành công như vậy, ngoài sự nỗ lực, ý chí, khát vọng làm giàu của bản thân, tuổi trẻ xã Đông Lai đã nhận được sự đồng hành của Đoàn Thanh niên xã. Đồng chí Bùi Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn xã cho biết: Những năm qua, đồng hành cùng thanh niên trong phát triển kinh tế, Đoàn xã đã phối hợp Sở LĐ-TB&XH tổ chức các phiên giao dịch việc làm; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN, phối hợp Trung tâm Học tập cộng đồng mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Đẩy mạnh tuyên truyền để ĐVTN nắm bắt, tiếp cận với vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH. Hiện, Đoàn xã nhận ủy thác vốn chính sách hơn 9 tỷ đồng, với trên 200 gia đình ĐVTN được vay vốn. Đó là những sự hỗ trợ thiết thực, giúp nhiều ĐVTN mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế, thay vì lựa chọn đi làm ăn xa.
"Để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khát vọng làm giàu trên chính quê hương, Đoàn xã tiếp tục nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN để phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật. Hiện nay, trước tiềm năng có thể nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ, Đoàn xã phối hợp Trung tâm Học tập cộng đồng mở lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long cho ĐVTN và bà con. Đồng thời, làm tốt vai trò ủy thác vốn chính sách, tạo điều kiện để ĐVTN được tiếp cận vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế. Cũng như định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương” - đồng chí Bùi Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn xã nhấn mạnh.
Viết Đào
(HBĐT) - Trong những năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã có những đóng góp tích cực, nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho thành viên vay đầu tư SX-KD, dịch vụ và đời sống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thiết thực vào mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
(HBĐT) - Với khát vọng đưa nông sản của tỉnh ra thế giới, HTX Chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thực hiện khép kín quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ theo tiêu chuẩn VietGAP; chú trọng xây dựng thương hiệu "Chuối Viba”. Năm 2019, chuối Viba được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Trung bình mỗi năm, HTX tiêu thụ khoảng 1 nghìn tấn quả, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững HTX thì liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng. Xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị là hướng đi bền vững nhằm xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Các HTX trên địa bàn tỉnh đã, đang tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng KH-KT, quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đột phá để hoàn thành và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ V đề ra, góp phần đưa kinh tế tập thể (KTTT), HTX phát triển nhanh, bền vững. Số lượng, chất lượng hoạt động của HTX, tổ hợp tác (THT) được tăng lên. Các HTX hoạt động đúng bản chất, tập trung hỗ trợ kinh tế hộ thành viên; cán bộ quản lý HTX tâm huyết, giàu kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường. Nhờ vậy, đời sống thành viên, hộ thành viên được cải thiện, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
(HBĐT) - Ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình và lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam, EU. Dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Được vay vốn chính sách, người dân xã vùng cao Tân Minh (Đà Bắc) có điều kiện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò và trồng rừng. Qua đó, khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương để từng bước xóa đói, giảm nghèo.