(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Lĩnh vực trồng trọt gồm cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím, rau, đậu an toàn. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình... Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.



Gà Lạc Thủy có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Để phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Tỉnh ủy đã ban hành một số nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 10 về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 11 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Nghị quyết số 14 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 04 về cải tạo vườn tạp; Nghị quyết số 15 về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030... Từ các nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện, trong đó, tập trung hỗ trợ thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hàng năm, Sở NN&PTNT phối hợp các sở, ngành tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi, hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tăng cường thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo đòn bẩy nâng tầm vị thế các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng nhanh; hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giá trị gia tăng cao. Qua đó, giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 4,5%, chiếm gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đến năm 2020 dự kiến đạt 140 triệu đồng. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ăn quả có múi. Diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh hiện chiếm trên 5% diện tích cây ăn quả có múi toàn quốc. Tổng diện tích cây ăn quả có múi gần 12 nghìn ha, trong đó, diện tích trong thời kỳ kinh doanh gần 8 nghìn ha. Khoảng 20% diện tích cây có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng năm 2020 ước đạt 19 vạn tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt từ 450 - 500 triệu đồng/ha/vụ; nhiều hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác áp dụng KH-KT, giá trị thu nhập đạt tới 800 triệu đồng/ha/vụ. Thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh phù hợp với sự phát triển của nhiều giống cam, bưởi có chất lượng như: quýt Ôn Châu, cam lòng vàng, cam mát, cam Xã Đoài, cam Canh; bưởi đỏ, bưởi da xanh, bưởi Diễn… Ngành NN&PTNT cùng cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực như: Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy, nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc, nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Mường Động (Kim Bôi)…

 Giờ đây, mảnh đất Mường Bi (Tân Lạc) trù phú, xóm, bản được phủ xanh bằng những vườn bưởi trĩu quả. Nhờ trồng bưởi đỏ - đặc sản địa phương mà người dân Mường Bi có cuộc sống sung túc. Theo thống kê, diện tích bưởi đỏ của huyện Tân Lạc trên 1.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch gần 500 ha. Huyện hình thành vùng trồng bưởi tập trung ở các xã: Tử Nê, Thanh Hối, Đông Lai, thị trấn Mãn Đức… Thu nhập bình quân từ trồng bưởi đỏ đạt trên 700 triệu đồng/ha, hộ chăm sóc tốt thu trên 1 tỷ đồng/ha. Năm 2019, sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX Sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, góp phần khẳng định và phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc.

Bên cạnh sự phát triển của những sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đang phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Theo thống kê đến tháng 6/2020, tổng đàn trâu 116,2 nghìn con, đàn bò 84,7 nghìn con, lợn 418,8 nghìn con, dê 51,2 nghìn con, đàn gia cầm 7,6 triệu con. Chăn nuôi nông hộ giảm, chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phát triển các trang trại chăn nuôi theo chuỗi khép kín, chăn nuôi sinh học. Gà Lạc Thủy, gà đồi Lạc Sơn đang phát triển ở quy mô gia trại, trang trại và HTX lên tới hàng nghìn con, trở thành đặc sản của tỉnh bởi chất lượng thịt chắc, thơm ngon, được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Với lợi thế mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình, tỉnh chú trọng phát triển nuôi cá lồng. Năm 2015, toàn tỉnh có 1.000 lồng cá, đến năm 2020 dự kiến tăng lên 4.600 lồng, sản lượng ước đạt 8,3 nghìn tấn. Trên địa bàn hiện có 35 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình đầu tư nuôi quy mô lớn, chiếm 60% tổng số lồng nuôi, 70% tổng sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường. Có 2 doanh nghiệp đầu tư nuôi cá lồng theo công nghệ tiên tiến. Liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị được thúc đẩy, tạo giá trị gia tăng. Năm 2018, tôm, cá sông Đà được cấp chứng nhận nhãn hiệu, mở ra cơ hội để đưa cá sông Đà vươn tới nhiều thị trường lớn. Các loại cá đặc sản như: lăng, tầm, diêu hồng được người tiêu dùng ưa chuộng. Các HTX, doanh nghiệp của tỉnh tích cực quảng bá, tiêu thụ tại nhiều siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trong nước.

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước. Đa số sản phẩm nông nghiệp chủ lực đều được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 - 4 sao. Một số sản phẩm vươn ra thị trường xuất khẩu như mía tím; sản phẩm cam Cao Phong trở thành món ăn tráng miệng trên các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline… Thời gian tới, ngành NN& PTNT tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản chủ lực để hướng tới thị trường xuất khẩu.


Thu Thủy


Các tin khác


Thành phố bên sông Đà vươn tầm đô thị loại II

(HBĐT) - Dòng Đà Giang uốn lượn qua TP Hòa Bình gắn bó biết bao kỷ niệm, xúc cảm của nối tiếp thế hệ người dân đôi bờ. Trong ánh mắt xa xăm, sâu thẳm về miền ký ức của lão thành cách mạng Lê Thị Tâm (phường Phương Lâm), hay các bậc cao niên, người có uy tín trong cộng đồng như cụ Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Văn Dưỡng (phường Thịnh Lang), những "thước phim” về thu xưa - Mùa Thu lịch sử Cách mạng Tháng Tám thành công lại ùa về nguyên vẹn.

Công nghiệp vượt khó thời đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, kinh tế tỉnh ta trải qua giai đoạn rất khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh các ngành kinh doanh vận tải, du lịch, dịch vụ… có sự suy giảm, lĩnh vực công nghiệp mặc dù chưa được như kỳ vọng đặt ra, nhưng cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu.

Vùng quê Cao Phong trù phú

(HBĐT) - Sau 18 năm xây dựng và phát triển, bằng sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc, kết cấu hạ tầng KT-XH của vùng đất giàu sức sống với chỉ dẫn địa lý nổi tiếng "Cam Cao Phong” có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân không ngừng nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo.

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới, tác động rất lớn tới các ngành, lĩnh vực.

Cung ứng 17 tấn phân bón hữu cơ cho 90 hộ trồng rau an toàn

(HBĐT) - Ngày 30/8, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Kim Bôi phối hợp Công ty CP Kỹ thuật vật tư Bắc Kạn cung ứng phân bón hữu cơ cho các hộ trồng rau sạch trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục