(HBĐT) - Xã Hùng Sơn (Kim Bôi) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn. Từ khi sáp nhập đến nay, Đoàn Thanh niên xã Hùng Sơn luôn đoàn kết để xây dựng, triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế. Đoàn xã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phát triển kinh tế. Qua đó, có nhiều thanh niên vượt khó vươn lên trở thành những tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương.


Anh Nguyễn Văn Tư, xóm Mát, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) năng động, sáng tạo, vượt khó phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi lợn, gà.

Đồng chí Bùi Thị Huyền, Bí thư Đoàn xã cho biết: Đoàn xã có 651 ĐVTN, sinh hoạt tại 19 chi đoàn trực thuộc. Là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của ĐVTN còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngay sau khi xã Hùng Sơn được thành lập, BTV Đoàn xã xác định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ĐVTN là nhiệm vụ quan trọng. Để hỗ trợ ĐVTN, Đoàn xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ĐVTN mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế; thường xuyên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng đoàn viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giúp đỡ ĐVTN có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Đoàn xã phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng và Hội Nông dân xã tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về trồng cây có múi, chăn nuôi; phối hợp Phòng LĐ-TB&XH huyện tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Song song với đó, công tác hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cho ĐVTN được quan tâm. Đoàn xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH trên 7 tỷ đồng cho ĐVTN vay vốn, quản lý 8 tổ tiết kiệm và vay vốn với 313 tổ viên; không có nợ quá hạn, nợ xấu.

ĐVTN xã Hùng Sơn luôn đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế; gương mẫu, đi đầu áp dụng KH-KT vào sản xuất; mạnh dạn trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, nuôi dê, gà, lợn quy mô lớn. Nhờ vậy, trên địa bàn xã ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tư, xóm Mát phát triển chăn nuôi lợn, gà; Bùi Văn Thành, xóm Rộc chăn nuôi dê; Bùi Văn Điều, xóm Khả phát triển trồng cây có múi…

Là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Tư, xóm Mát chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, mặc dù có đất, song do chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất nên làm mãi mà cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám. Từ khi được Đoàn xã tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức về chăn nuôi, gia đình tôi đã phát triển mô hình chăn nuôi gà, lợn với quy mô 1.000 con gà, 50 con lợn thương phẩm. Tổng thu nhập của gia đình khoảng 300 triệu đồng/năm. Trong chăn nuôi, tôi luôn quan tâm tới đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ chuồng trại sạch sẽ, chú trọng công tác phòng dịch. Hiện, trên địa bàn xã đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi, gia đình tôi nghiêm túc chấp hành những biện pháp phòng dịch của cấp ủy, chính quyền xã đề ra.


Thu Thủy


Các tin khác


Liên kết, hợp tác để phát triển bền vững

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, những năm gần đây, hoạt động liên kết hợp tác trên tất cả các lĩnh vực được tăng cường và có hiệu quả thiết thực, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Qua đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Xã Tân Lập: Vốn chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, nguồn vốn vay chính sách ở xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Nhiều hộ đã xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả từ nguồn vốn vay, đem lại cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững.

Huyện Tân Lạc: Tự tin thực hiện "mục tiêu kép"

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh (SXKD) phải hoạt động cầm chừng, điều chỉnh kế hoạch SXKD phù hợp điều kiện thực tế. Thế nhưng, Công ty CP Hồng Gia Bảo, xóm Cóm, xã Đông Lai với ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ vẫn duy trì hoạt động với mức tăng trưởng ổn định... Không chỉ có vậy, theo chị Lê Thị Lan Anh, đại diện Công ty CP Hồng Gia Bảo, thời gian qua, công ty còn liên tục tuyển dụng, tạo việc làm với mức thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy, đưa hoạt động SX-KD của công ty vượt qua khó khăn trước những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian qua, cũng như trong thời điểm hiện tại.

Chỉ đạo sát sao và tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/9, Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử (BCĐ CQĐT) tỉnh đã họp đánh giá tình hình phát triển CQĐT tỉnh 8 tháng năm 2020. Đồng  chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CQĐT tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ CQĐT tỉnh và đại diện các sở, ngành thành viên BCĐ.

Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD), bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị quan trọng này. Các văn bản chỉ đạo được kịp thời ban hành; nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách được khẩn trương triển khai; đồng thời, lãnh đạo tỉnh trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư để lắng nghe, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, từ đó có giải pháp tháo gỡ... nhằm thực hiện "nhiệm vụ kép" là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển KT - XH.

Xã Đồng Tâm: Nông dân sáng tạo thụ phấn cho na để đạt năng suất, chất lượng tốt

(HBĐT) - Từ lâu, quả na của xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có tiếng bởi mẫu mã đẹp, ngọt thơm, ít hạt. Tuy nhiên, để có được những mùa bội thu, nông dân xã Đồng Tâm không phó mặc cho thiên nhiên quyết định năng suất, chất lượng quả mà những "kỹ sư" nông dân đã nghiên cứu, học tập, sáng tạo, tỉa cành, thụ phấn bằng tay cho na. Nhờ vậy, na sai quả, quả to, không bị lép, chất lượng tốt. Đặc biệt, với phương pháp thụ phấn, người trồng na được thu hoạch thêm na trái vụ sau vụ chính khoảng 1 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục