(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135 của huyện Yên Thủy, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hữu Lợi đã phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình không cam chịu đói nghèo. Năng động, sáng tạo, tìm tòi phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Thống kê năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 19,8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,6%.


Mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình cựu chiến binh Quách Văn Diện, xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) phát triển hiệu quả. 
 
Thăm gia đình ông Quách Văn Diện, xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi, hội viên CCB tiêu biểu trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi. Ông Diện chia sẻ: "Sau khi thực hiện nhiệm vụ trong quân ngũ, năm 1985, tôi trở về địa phương sinh sống và lập gia đình. Cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn, gian khổ lắm. Phát huy tinh thần "người lính Cụ Hồ”, tôi luôn không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống để phát triển thí điểm các mô hình kinh tế”.

Hiện nay, gia trại của ông Diện phát triển trên diện tích khoảng 4.000 m2, trong đó, tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy, dê sinh sản. Trung bình mỗi năm, gia đình xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn thịt gà và 3 - 4 con dê. Tư thương thu mua sản phẩm chủ yếu là người dân trên địa bàn huyện và các địa phương lận cận. Năm 2017, ông Diện cải tạo diện tích đất vườn tạp trồng khoảng 80 gốc bưởi Diễn. Tổng thu năm 2019 đạt khoảng 200 triệu đồng.

Hội CCB xã Hữu Lợi hiện có 235 hội viên, sinh hoạt tại 6 chi hội. Hội CCB xã đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB nêu cao ý chí, nghị lực xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Toàn xã hiện có trên 10 gia trại do hội viên CCB làm chủ, phát triển các mô hình trồng cây có múi, chăn nuôi tổng hợp; 3 hội viên CCB phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại. Một số hội viên đã có thu nhập khá từ 100 triệu đồng/năm trở lên, tiêu biểu như các CCB: Đinh Văn Văn, xóm Cương; Đinh Văn Hiệu, Bùi Văn Đường, xóm Dấp... Thông qua các mô hình kinh tế tiêu biểu đã tạo sức lan tỏa phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, giải quyết được nguồn lao động địa phương.

Để thực hiện các hoạt động đồng hành, hỗ trợ hội viên CCB trong phong trào phát triển kinh tế, Hội CCB xã đã phối hợp Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận nguồn vốn vay, với tổng dư nợ 3,8 tỷ đồng. Xây dựng nguồn quỹ Hội bình quân đạt 519.000 đồng/hội viên/năm. Điển hình như chi hội CCB xóm Rộc vận động hội viên quyên góp quỹ 1,2 triệu đồng/hội viên/năm. Từ đó, nhiều hội viên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, hàng năm, Hội CCB xã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể duy trì tổ chức từ 3 - 4 buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi.

Đồng chí Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: "Thực hiện phong trào CCB thi đua phát triển kinh tế đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong các cấp Hội CCB trên địa bàn xã, những mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng tại các hộ gia đình. Năm 2019, tỷ lệ hộ có mức sống trung bình, khá trở lên đạt 58,8%. Trung bình mỗi năm có từ 3 - 5 hộ thoát nghèo. Thời gian tới, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên tích cực thi đua lao động sản xuất; đồng hành cùng hội viên trong hỗ trợ nguồn vốn vay, chuyển giao KHKT và chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, nỗ lực nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Đức Anh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Ban hành 9 quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án

(HBĐT) - Trong tháng 8, UBND thành phố Hòa Bình chỉ đạo tập trung giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình dự án.

Toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động

(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến hết tháng 8/2020, toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động. Trong đó có 27 HTX CN - TTCN, 38 HTX thương mại dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 13 HTX điện năng.

Nâng cao chất lượng công tác dạy nghề cho nông dân

(HBĐT) - Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới hoạt động, công tác dạy nghề, lao động nông thôn, nông dân tích cực tham gia học tập, áp dụng kiến thức vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ 55), Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện với những mục tiêu cụ thể, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp năng lượng ổn định, có chất lượng cao cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững.

Xã Tử Nê: Phát triển trồng rừng gỗ lớn

(HBĐT) - Xã Tử Nê (Tân Lạc) có 669 ha rừng sản xuất và 146 ha rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của xã không nhiều, nhưng người dân trong xã luôn chủ động phát huy hiệu quả từ trồng rừng; tích cực bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành, những năm gần đây, người dân xã Tử Nê có ý thức kéo dài chu kỳ sản xuất, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

“Sức nóng” trên công trình cầu Hòa Bình 2

(HBĐT) - Dự án cầu Hòa Bình 2 bắc qua sông Đà có vai trò đặc biệt quan trọng giảm tải áp lực cho cầu Hòa Bình, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ của TP Hòa Bình, nằm trong danh mục các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Chủ đầu tư phối hợp các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, tập trung chỉ đạo nhà thầu tổ chức thi công, phấn đấu năm 2021 đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục