(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên 2,3 tỷ đồng (đạt 66,9% chỉ tiêu giao). Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, ngân sách huyện cấp 970 triệu đồng, vận động cán bộ, hội viên nông dân trên 370 triệu đồng, nâng tổng số nguồn vốn Quỹ HTND lên 35,697 tỷ đồng.
Nông dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) có thêm điều kiện phát triển kinh tế nhờ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện giải ngân 22 dự án với tổng số tiền trên 7,2 tỷ đồng cho 245 hộ vay. Các cấp Hội tín chấp nguồn ủy thác từ các ngân hàng cho hội viên nông dân, đến nay, mức dư nợ đạt trên 3.450 tỷ đồng. Ngân hàng CSXH tín chấp trên 848 tỷ đồng, thông qua 700 tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 26.400 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tín chấp trên 2.552 tỷ đồng, thông qua 972 tổ, cho 32.534 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tín chấp gần 50 tỷ đồng, cho 824 hộ vay.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trong sản xuất, các cấp Hội đã thực hiện tín chấp, ký hợp đồng cung ứng trên 2.000 tấn phân bón các loại; 20 lít phân bón hữu cơ vi sinh Sumagrow; 459 tấn thức ăn chăn nuôi, 61 tấn ngô, lúa... giống các loại; 3 chiếc máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm cho hội viên nông dân toàn tỉnh. Cung ứng 320 cây cam, nhãn giống cho hội viên nông dân huyện Cao Phong, 1.000 cây dổi cho hội viên nông dân huyện Lạc Sơn.
T.H
(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ (QL) 12B đi QL 1 đã cơ bản hoàn thành, góp phần phát triển KT-XH huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ cùng các địa phương khác. Tính đến nay, đã giải ngân dự án được 234,119 tỷ đồng, đạt 93,64%, giá trị còn lại phải giải ngân khoảng 15,88 tỷ đồng liên quan đến dự phòng và điều chỉnh về tài chính.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nhờ vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư đạt được kết quả nhất định.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ, toàn diện trên hành trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông). Đó là hành trình của "ý Đảng, lòng dân”, cho thấy quyết tâm chuyển động của cả hệ thống chính trị bắt đầu từ một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng: Đổi mới tư duy lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong toàn tỉnh.
Bài 1 - Quyết tâm định vị lại khu vực tam nông
5 năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với hơn 7.557 ha cam sành, 8.588 ha chè, 4.565 ha lạc, 4.012 ha bưởi ... Tỉnh cũng huy động các nguồn lực để hỗ trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập giúp người dân không chỉ giảm nghèo mà tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.
(HBĐT) - Để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, việc quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) cần phải thay đổi tâm thế, phát huy lợi thế địa phương để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu trong nước và thế giới. Xác định rõ điều này, trong những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm nhất định để "chăm sóc sức khỏe” cho DN trên địa bàn, khơi dậy, duy trì tốt phong trào thi đua "DN Việt Nam hội nhập và phát triển”.
(HBĐT) - Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Kim Bôi đã giúp nhiều hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Agribank Kim Bôi dần trở thành ngân hàng quen thuộc với nhiều nông dân, là người bạn đồng hành cùng nông dân huyện trong quá trình giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.