(HBĐT) - Để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, việc quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) cần phải thay đổi tâm thế, phát huy lợi thế địa phương để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu trong nước và thế giới. Xác định rõ điều này, trong những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm nhất định để "chăm sóc sức khỏe” cho DN trên địa bàn, khơi dậy, duy trì tốt phong trào thi đua "DN Việt Nam hội nhập và phát triển”.



Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh tích cực ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hội nhập.(Ảnh: Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)  thăm trang trại chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần T&T 159).

Đồng chí Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Trong 5 năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm đúng mức. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, triển khai thực hiện nhiều giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, phát triển DN, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Cụ thể như: Quyết định số 04, ngày 29/1/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định thực hiện chính sách đặc thù khuyến khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 764, ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về hướng dẫn trình tự thực hiện một số TTHC dự án đầu tư có sử dụng đất ngoài khu công nghiệp (không bao gồm dự án nhà ở thương mại), dự án PPP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và các quyết định về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hàng năm. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện, thường xuyên cập nhật thông tin, công bố công khai các TTHC để tổ chức, cá nhân, người dân, DN dễ dàng tiếp cận.
Tỉnh cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang loại hình DN theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Theo đó, trong 5 năm (2015-2020) có 2.100 DN và 290 HTX thành lập mới. Lũy kế dự kiến đến hết năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 3.800 DN, 360 HTX, 39.000 hộ kinh doanh cá thể. Thu hút được 274 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Lũy kế đến cuối năm 2020 có khoảng 621 dự án đầu tư, trong đó có 45 dự án FDI. Tính đến năm 2020, số DN, HTX trên địa bàn tỉnh tăng gấp 2 lần so với năm 2015.

Hiện tại, tỉnh đã có cộng đồng DN khá đông đảo, nhưng chủ yếu là DN vừa và nhỏ, sức đề kháng thấp, bởi vậy, tỉnh luôn quan tâm gỡ khó, tạo mọi điều kiện để DN phát triển. Mới đây, UBND tỉnh đã có cuộc đối thoại với DN nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy DN phát triển trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Qua đối thoại, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo: Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các DN theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ cho vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... Đồng thời, cho phép gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Hỗ trợ trực tiếp cho DN, người lao động bị ảnh hưởng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư yên tâm SX-KD.

Với sự hỗ trợ, tạo nền của tỉnh, trong những năm qua, các DN trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư, tích cực nghiên cứu, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra những sản phẩm dịch vụ có giá thành phù hợp. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo sức cạnh tranh, tìm kiếm mở rộng thị trường... và khẳng định chỗ đứng trong phong trào  thi đua "DN Việt Nam hội nhập và phát triển”.


               Thúy Hằng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục