(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ, toàn diện trên hành trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông). Đó là hành trình của "ý Đảng, lòng dân”, cho thấy quyết tâm chuyển động của cả hệ thống chính trị bắt đầu từ một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng: Đổi mới tư duy lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong toàn tỉnh.
Bài 1 - Quyết tâm định vị lại khu vực tam nông




Sự vào cuộc sâu sát của hệ thống chính trị đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong khu vực tam nông 10 năm qua. Ảnh: Đoàn công tác của Sở NN&PTNT, Liên đoàn Lao động tỉnh khảo sát tình hình sản xuất lúa tại thị trấn Bo (Kim Bôi).

Làm thế nào để vừa tạo đột phá vừa đảm bảo sự phát triển bền vững trong khu vực tam nông? Đây là vấn đề đã được đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiều lần đề cập và chỉ đạo: Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để định vị lại khu vực tam nông trong giai đoạn phát triển mới.Bắt đầu từ sự thay đổi trong tư duy lãnh đạo, toàn tỉnh đã cùng thực hiện một hành trình đầy ý nghĩa, thể hiện sự quyết liệt trong hành động để hướng tới những mục tiêu tốt đẹp trong phát triển tam nông giai đoạn 2010 - 2020.

Phát triển tam nông - nhiệm vụ chiến lược

Năm 2010, đánh dấu chặng đường 65 năm xây dựng và trưởng thành của ngành NN&PTNT. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (khi đó là Giám đốc Sở NN&PTNT) đã tự hào khẳng định: Trong từng giai đoạn lịch sử, sự phát triển ổn định của ngành luôn đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho toàn nền kinh tế, tạo động lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giúp đời sống cư dân nông thôn ngày càng ấm no, hạnh phúc. Nhìn lại chặng đường 65 năm, ngành NN&PTNT tự hào với thành quả trong từng giai đoạn, góp phần ghi đậm dấu ấn của tam nông trong sự phát triển KT-XH địa phương.

Đến cuối năm 2010, theo đánh giá của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015: Hòa Bình đã cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo và từng bước phát triển theo hướng CNH - HĐH. Kết thúc năm 2010, có 11/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội XIV đề ra. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự phát triển khá ổn định của ngành nông nghiệp đã đóng vai trò trụ cột cho toàn nền kinh tế. Kinh tế nông nghiệp không những giữ được nhịp tăng trưởng đều đặn, mà còn tích thêm nội lực để sẵn sàng thực hiện những "bước nhảy dài” cả về lượng và chất.

Thống kê trong 5 năm (2005 - 2010), ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản duy trì mức tăng trưởng bình quân 4,75%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm tỉnh đề ra là 4,2%/năm. So với năm 2005, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 giảm 8,1%, tức còn chiếm khoảng 35% cơ cấu kinh tế. Tại thời điểm này, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm trên 70% số lao động trong tỉnh, GDP bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 13,3 triệu đồng, vượt 51% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV; tỷ lệ hộ nghèo còn 14%... Đây là những thành quả đáng ghi nhận trong bối cảnh KT-XH có nhiều áp lực chi phối...,  "Nhưng so với tiềm năng thì chỉ được ví như phần nổi của tảng băng chìm, nhất là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp” - đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Tứ nhớ lại."Bởi, Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhưng kết quả chúng ta khai thác thì vẫn còn rất hạn chế...”.

Thực tế từ năm 2010 trở về trước, mặc dù giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng kinh tế nông nghiệp nói riêng, khu vực tam nông nói chung luôn tồn tại nhiều lực cản kéo chậm quá trình phát triển. Với quyết tâm mở ra một thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã khởi động nhiệm kỳ 2010 - 2015 bằng cách tiếp tục "định vị” vị trí chiến lược của khu vực tam nông: Nông dân là lực lượng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lược, nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

Đặc biệt, đây là nhiệm kỳ đầu tiên, Đảng bộ tỉnh đã hoạch định một giải pháp chiến lược về kinh tế: Bước đầu hình thành vùng động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, chỉ đạo quy hoạch vùng động lực kinh tế năng động của tỉnh nhằm tạo sự lan tỏa ra các vùng lân cận; sáng suốt xác định phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh. Điều này thể hiện sâu sắc sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo và tầm nhìn mang tính chiến lược, vừa phù hợp với thực tế tại địa phương, vừa hứa hẹn tạo ra sự đột phá.

Đổi mới tư duy, quyết liệt hành động

Riêng về quan điểm phát triển tam nông trong giai đoạn 2010 - 2015, BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XV) tiếp tục quán triệt sâu sắc định hướng của BCH T.Ư Đảng (khóa X) khi ban hành Nghị quyết số 26, ngày 5/8/2008 về phát triển tam nông:Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực.Trong mối quan hệ mật thiết,xác định nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xác định CNH - HĐHnông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Như vậy, với quan điểm này, phát triển tam nông tiếp tục được xác định là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh trong giai đoạn mới.

Triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 15 về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương, tổ chức CT-XH cụ thể hóa thành kế hoạch phù hợp để tổ chức thực hiện. Trong 10 năm, hệ thống chính trị trong toàn tỉnh đã nghiêm túc thể chế hóa để vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào từng lĩnh vực, địa bàn. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện với quyết tâm đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống,tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong khu vực tam nông.

Theo đánh giá của đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh:Quá trình triển khai thực hiện đã khẳng định Nghị quyết số 26-NQ/TW là chủ trương, đường lối đúng đắn, toàn diện của Đảng đối với các vấn đề phát triển tam nông.Với bản chất của một quyết sách mang tính cách mạng, các nội dung nghị quyết đã đi vào cuộc sống,huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, thu hút được nguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nguồn lực từ chính cộng đồng dân cư,doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Chính các nguồn lực này đã tạo ra những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, toàn diện cho khu vực tam nông trong suốt 10 năm qua.

Hay nói cách khác, hành trình phát triển của tam nông trong giai đoạn 2010 - 2020 đã chính thức được khởi động từ năm 2008, với sự mở đường đầy ý nghĩa của Nghị quyết số 26-NQ/TW. Bắt đầu từ sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đã cùng chuyển động để giải quyết các vấn đề tam nông, quyết tâm định vị lại khu vực tam nông để hướng tới những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới.

(Còn nữa)


Thu Trang

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục