(HBĐT) - Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Kim Bôi đã giúp nhiều hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Agribank Kim Bôi dần trở thành ngân hàng quen thuộc với nhiều nông dân, là người bạn đồng hành cùng nông dân huyện trong quá trình giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.



Agribank Chi nhánh Kim Bôi hỗ trợ vốn kịp thời phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Với vai trò chủ lực phát triển nông nghiệp nông thôn (NNNT), giúp nông dân vượt qua khó khăn, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng, nhiều năm qua, những chính sách tín dụng của Agribank Kim Bôi đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận nguồn vốn, phát triển sản xuất.

Thống kê, tính đến tháng 9/2020, tổng dư nợ của Agribank Kim Bôi đạt 973 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng so với đầu năm, với trên 10.000 khách hàng vay vốn. Trong đó, tỷ lệ cho vay phục vụ phát triển NNNT chiếm trên 95% tổng dư nợ.

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Căng, Giám đốc Agribank Kim Bôi được biết, trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển hàng năm của địa phương và Agribank Hoà Bình để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Đồng thời, tập trung ưu tiên đầu tư cho vay phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao. Cùng với đó đầu tư tín dụng cho vay phát triển du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng hoá… Chính một phần nhờ đồng vốn của Agribank, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, người dân có điều kiện tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Đồng vốn từ Agribank cũng góp phần giúp người dân cơ cấu lại cây trồng, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi, nhãn, mía, rau, đậu thực phẩm… Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng, như: vùng sản xuất cây lấy hạt diện tích khoảng 100 ha/vụ tại các xã: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Hợp Tiến; vùng cây ăn quả có múi diện tích 1.400 ha tại các xã: Tú Sơn, Hùng Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa; vùng nhãn tập trung tại xã Xuân Thủy diện tích gần 300 ha; vùng sản xuất rau gần 4.000 ha tại các xã: Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Nam Thượng…

Bên cạnh hỗ trợ trồng trọt, ngồn vốn của Agribank Kim Bôi còn tập trung cho phát triển chăn nuôi, với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế quả cao. Nổi bật như hộ ông Đỗ Văn Kế, xã Kim Lập. Chỉ khoảng 2 năm về trước, khi dịch tả lợn châu Phi còn đang hoành hành, gia đình ông Kế rất khó khăn về vốn. Nhờ Agribank Kim Bôi hỗ trợ, chủ trương cơ cấu lại nguồn vốn trả nợ, tạo điều kiện cho gia đình ông Kế tiếp tục có nguồn vốn chăn nuôi. Qua thời gian dịch bệnh, gia đình ông vẫn duy trì được khoảng 90 con lợn nái, 500 con lợn thịt. Đến nay, với giá lợn tăng khá mạnh, gia đình ông Kế đã có lời lớn từ nuôi lợn, vừa có tiền cơ cấu nợ ngân hàng, vừa xây biệt thự to đẹp, khang trang.  

Thời gian qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi nhánh đã luôn đồng hành, chia sẻ với nhiều khách hàng, nhất là những khách hàng gặp khó khăn như cơ cấu lại thời hạn vay, giảm lãi suất…

"Từ những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Agribank Kim Bôi tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động nhằm tăng trưởng nguồn vốn, củng cố, nâng cao thị phần. Đồng thời, tập trung ưu tiên đối với những khách hàng vay vốn theo lĩnh vực phát triển NNNT đều được đáp ứng đầy đủ” - đồng chí Bùi Văn Căng cho biết.

Hồng Trung

Các tin khác


Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều thách thức

Nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức suy giảm mạnh nhất trong 40 năm qua, nhất là các ngành xuất khẩu, bán lẻ và công nghiệp ô-tô. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đẩy nhanh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Chiều 14/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) đến ngày 11/9/2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Cựu chiến binh xã Hữu Lợi thi đua phát triển kinh tế

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135 của huyện Yên Thủy, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hữu Lợi đã phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình không cam chịu đói nghèo. Năng động, sáng tạo, tìm tòi phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Thống kê năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 19,8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,6%.

Tháng 8, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 48 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, doanh số cho vay tín dụng chính sách tháng 8 đạt 48,1 tỷ đồng, với 25.473 khách hàng vay vốn; lũy kế từ đầu năm đạt gần 823 tỷ đồng. Các chương trình có doanh số cho vay cao trong tháng như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, NS&VSMTNT, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, với doanh số đều trên 9 tỷ đồng.  

Xã Quyết Thắng: Vốn chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách là động lực quan trọng đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã Quyết Thắng (Lạc Sơn); thúc đẩy công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,29% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian gần đây, hoạt động thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời phục vụ sản xuất, đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục