(HBĐT) - Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp, không ít người đã ví von Mường Chiềng là "thị trấn” của các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Những đổi thay đó là nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.
Giờ học môn Tin học của học sinh ở xã vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc).
Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hành trình xóa đói, giảm nghèo, những năm trở lại đây, xã Mường Chiềng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực. Trong đó, nổi bật như: phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; mô hình phân công cán bộ, đảng viên, công chức phụ trách hộ, nhóm hộ để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chỉ đạo thực hiện điểm và nhân rộng mô hình trồng lúa J02 và các mô hình chăn nuôi, trồng trọt khác. Đặc biệt, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự ủng hộ nhiệt tình của Nhân dân, Mường Chiềng đã đạt được những kết quả thiết thực trong công cuộc xây dựng NTM.
Đồng chí Sa Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Là xã vùng cao, dân cư phân bố thưa thớt, mặt bằng dân trí không đồng đều nên Mường Chiềng bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp. Để huy động sức dân trong xây dựng NTM, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân. Từ đó, người dân đã nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ bằng các việc làm thiết thực như: hiến đất, hiến cây cối, đóng góp ngày công. Đến hết năm 2019, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Mức thu nhập bình quân toàn xã đạt 32 triệu đồng/người/năm, tăng gần 10 triệu đồng so với năm 2018. Đến nay, 100% người dân trên địa bàn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có điện lưới quốc gia để sử dụng; số lao động nông thôn qua đào tạo, có việc làm ổn định chiếm 91%.
Công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cũng đạt được những kết quả thiết thực. Nổi bật là phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn; xuất hiện nhiều điển hình như: hộ ông Xa Văn Tuyến, ông Hà Văn Hiệp, xóm Chiềng Cang phát triển chăn nuôi lợn thịt, đem lại thu nhập 120 triệu đồng/năm; hộ ông Vì Văn Hơn, xóm Chum Nưa thu nhập 200 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi dê; hộ ông Bùi Văn Thượng, xóm Kế phát triển mô hình nuôi trâu thịt, mỗi năm cho thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Mường Chiềng đã giảm nhanh qua mỗi năm, từ 22,4% năm 2018 còn dưới 12% năm 2019.
Cùng với nhiệm vụ về phát triển kinh tế, Mường Chiềng cũng đạt được những bước tiến đáng ghi nhận trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, giữ vững ổn định AN-QP. Công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều thành tích nổi bật, nhiều năm liền Đảng bộ xã đạt trong sạch, vững mạnh. Mường Chiềng là một trong những đơn vị đứng trong tốp đầu của cụm thi đua các xã, thị trấn của huyện Đà Bắc. Theo đồng chí Sa Văn Hùng, yếu tố quan trọng để thực hiện hiệu quả các phong trào là xã không ngừng phát huy dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung nâng cao năng lực, sức chiến đấu của cả bộ máy.
Viết Đào
(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận, tham gia thực hiện một số tiêu chí về xây dựng NTM, Bộ CHQS tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chú trọng thực hiện các nội dung huấn luyện kết hợp với "dân vận khéo”, nhất là trong xây dựng các công trình NTM.
Giai đoạn 2016-2020, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đã phát động và duy trì nhiều phong trào thi đua (PTTÐ) yêu nước sôi nổi, thiết thực.
(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ (QL) 12B đi QL 1 đã cơ bản hoàn thành, góp phần phát triển KT-XH huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ cùng các địa phương khác. Tính đến nay, đã giải ngân dự án được 234,119 tỷ đồng, đạt 93,64%, giá trị còn lại phải giải ngân khoảng 15,88 tỷ đồng liên quan đến dự phòng và điều chỉnh về tài chính.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nhờ vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư đạt được kết quả nhất định.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ, toàn diện trên hành trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông). Đó là hành trình của "ý Đảng, lòng dân”, cho thấy quyết tâm chuyển động của cả hệ thống chính trị bắt đầu từ một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng: Đổi mới tư duy lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong toàn tỉnh.
Bài 1 - Quyết tâm định vị lại khu vực tam nông
5 năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với hơn 7.557 ha cam sành, 8.588 ha chè, 4.565 ha lạc, 4.012 ha bưởi ... Tỉnh cũng huy động các nguồn lực để hỗ trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập giúp người dân không chỉ giảm nghèo mà tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.