(HBĐT) - Với nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao, cộng đồng trách nhiệm của toàn Đảng bộ, Nhân dân đã sáng tạo, vận dụng có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể, tỉnh đã đạt những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển KT-XH, QP-AN, xây dựng Đảng, tạo tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới mãnh mẽ tư duy, hành động, cùng hướng mới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.



Đường Hòa Lạc – Hòa Bình hoàn thiện và đưa vào sử dụng góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đã có 18/20 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,59%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, ước năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 54.956 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Hộ nghèo giảm 3,16%/năm. Các chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; số doanh nghiệp, HTX thành lập, hoạt động có hiệu quả; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đều đạt và vượt mục tiêu NQĐH đề ra.

Trong điều kiện có rất nhiều khó khăn, tỉnh đã huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Trong đó, đã triển khai và đưa nhiều công trình, dự án vào khai thác như: đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cầu Hòa Bình 3; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường 435 lên hồ Hòa Bình, đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình), cầu Hòa Bình 2, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1; hồ chứa nước Cánh Tạng… Hạ tầng đô thị, khu, cụm công nghiệp, hệ thống lưới điện, hạ tầng công nghệ thông tin, nhiều công trình thủy lợi, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, thể thao, hạ tầng du lịch đã, đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đi vào thực chất, đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh đã có những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu như cam, bưởi, cá sông Đà, gà Lạc Thủy, rau hữu cơ Lương Sơn, rau su su Quyết Chiến… đang vươn xa, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đến hết năm 2020, tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 43,3% xã đạt 19 tiêu chí NTM, hoàn thành trước 1 năm so với nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc và đứng thứ 3 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc về xây dựng NTM.

Lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển mới. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản; công nghiệp kỳ vọng tạo ra sự bứt phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu có mức tăng bình quân 27,05%/năm. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Vingroup, FLC, T&T Group, Phú Mỹ Hưng… nghiên cứu, khảo sát và đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực đô thị sinh thái, du lịch lòng hồ, du lịch Mai Châu, Lạc Thủy, Kim Bôi… Lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Người dân được tiếp cận và hưởng thụ thành quả của đổi mới. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn, phát triển. Mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thế cấp quốc gia, hướng tới giá trị văn hóa phi vật thể nhân loại; tỉnh đã hoàn thành xây dựng bộ chữ Mường, xây dựng tài liệu đưa vào giảng dạy…

Đảng bộ tỉnh thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết T.Ư về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Nhiều vấn đề từ thực tiễn phát sinh được giải quyết hiệu quả, tạo sự đồng thuận, niềm tin tưởng của người dân vào cấp ủy, chính quyền các cấp. Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện NQ T.Ư 6 (khóa XII), NQ số 37 của Bộ Chính trị, NQ số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Toàn tỉnh giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 59/210 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 28,1% (đứng đầu cả nước về giảm đơn vị hành chính cấp xã)… Thực hiện sắp xếp nguồn nhân sự cấp ủy khóa mới theo đúng quy định, hướng dẫn của T.Ư. Đến nay, những vị trí chủ chốt được lựa chọn đều là những đồng chí có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín và tín nhiệm cao trong đảng viên, Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp và người dân, kịp thời giải quyết những đề xuất, kiến nghị chính đáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được nâng lên, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, vấn đề được dư luận quan tâm. Những tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước đã bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc, tạo niềm tin của Nhân dân vào tổ chức Đảng. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Hoạt động đối ngoại được mở rộng. CT-XH ổn định, QP-AN được giữ vững.

Những kết quả nổi bật đó là sự cố gắng của toàn Đảng bộ và Nhân dân, các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị để tỉnh ta khắc phục khó khăn, yếu kém, đổi mới, quyết liệt hành động bước vào nhiệm kỳ 2020-2025 với tâm thế mới, cách làm mới hiệu quả, hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.


Lê Chung

Các tin khác


Đồng thuận xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 7/6/2011 về XDNTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó,  HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình.

Thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng văn minh, hiện đại xứng tầm đô thị loại IV

(HBĐT) - Ngày 20/11/2019, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 986/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt  đô thị loại IV. Đó là kết quả của sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn, đặc biệt là thị trấn Lương Sơn và 5 xã, gồm: Lâm Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Trạch, Hòa Sơn trong việc hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV.

Mường Bi đổi mới

(HBĐT) - Cùng với vẻ đẹp bình yên, vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc) hôm nay còn là bức tranh trù phú với những sườn đồi bưởi đỏ, bưởi da xanh sai trĩu quả, những con đường bê tông điểm tô sắc hoa rực rỡ dẫn bước du khách đến điểm du lịch cộng đồng... Từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn đổi mới để tạo những bước đột phá trong phát triển KT - XH, Tân Lạc đã, đang có những chuyển mình mạnh mẽ để từng bước trở thành huyện khá của tỉnh.

Tinh thần vượt khó ở xã vùng cao Mường Chiềng

(HBĐT) - Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp, không ít người đã ví von Mường Chiềng là "thị trấn” của các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Những đổi thay đó là nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.

Đổi mới tư duy lãnh đạo - yếu tố dẫn đường trong phát triển tam nông giai đoạn 2010 - 2020 

(HBĐT) -  Hơn 10 năm qua, ghi nhận những chuyển động tích cực trong khu vực tam nông với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Bám sát sự lãnh đạo của Đảng, mỗi địa phương lại có cách cụ thể hóa khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo vận dụng linh hoạt, hiệu quả những quyết sách mang tính cách mạng.
Bài 2 - Cả hệ thống chính trị chuyển động cùng tam nông

Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 35,6 tỷ đồng

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên 2,3 tỷ đồng (đạt 66,9% chỉ tiêu giao). Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, ngân sách huyện cấp 970 triệu đồng, vận động cán bộ, hội viên nông dân trên 370 triệu đồng, nâng tổng số nguồn vốn Quỹ HTND lên 35,697 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục