(HBĐT) - Về xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hôm nay được chứng kiến nhiều đổi thay ở vùng quê nông thôn với đường làng, ngõ xóm phong quang, ruộng nương trù phú. Cuộc sống của người dân đi lên, thương mại, dịch vụ phát triển, có những khu dân cư gần như đã xóa hộ nghèo, từ đầu làng đến cuối xóm chỉ toàn nhà xây, nhà cao tầng.



Đưa cây lấy hạt chất lượng cao vào sản xuất đã giúp nông dân xóm Mới, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) nâng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. 

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Thơ cho biết: Mặc dù cách trung tâm huyện khá xa, nhưng những năm gần đây, điều kiện KT-XH của địa phương có bước phát triển. Kết quả nổi bật Đảng bộ, Nhân dân xã đạt được trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng. Với đường hướng lãnh, chỉ đạo tích cực thực hiện các nghị quyết về lĩnh vực sản xuất, xã đã hình thành các vùng hàng hóa có giá trị, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Tại những xóm vùng trung tâm đã, đang chuyển dịch mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. Các xóm vùng sâu, vùng cao tập trung phát triển trồng rừng, làm kinh tế trang trại tổng hợp RVAC.

Những năm gần đây, Văn Nghĩa được biết đến là một trong những vùng trồng cây hàng hóa (mướp đắng, bí đỏ lấy hạt) chất lượng cao theo hướng liên kết. Mô hình được nhân rộng ở hầu hết các xóm và triển khai ở các vụ đông. Diện tích cây lấy hạt bình quân mỗi năm khoảng trên 30 ha, giá trị thu nhập đạt 200 - 300 triệu đồng/ha. Nhiều gia đình vươn lên cuộc sống khá giả, ấm no nhờ trồng cây lấy hạt như các hộ: Bùi Văn Chửn ở xóm Đồi, Bùi Văn Chung ở xóm Mới, Bùi Văn Chúc ở xóm Ấm, Bùi Thành Luân ở xóm Đa... Bà con còn thực hiện tốt chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi (cam, bưởi) với diện tích khoảng 12,5 ha.

Bên cạnh đó, sản xuất CN-TTCN của địa phương được duy trì, từng bước có sự chuyển biến rõ nét, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề truyền thống được đẩy mạnh, giá trị đạt 22 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân 8%/năm. Đến nay, toàn xã có 225 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với loại hình kinh doanh đa dạng, mạng lưới bán buôn, bán lẻ được mở rộng trên địa bàn, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân. Đồng thời, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Năm 2015, xã có bình quân thu nhập đầu người đạt 16 triệu đồng. Năm 2019, tăng lên 34,3 triệu đồng, dự kiến năm 2020 đạt 37 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân hàng năm đạt 13%. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản 52%, CN-TTCN, xây dựng 28%, thương mại 20%. Xã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Bình quân hàng năm huy động trên 2 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực, hàng nghìn ngày công, 0,3 ha đất các loại để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM. Đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với năm 2015. Đối với công tác giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 23,04%, giảm bình quân 4,7%/năm. Sự nghiệp GD&ĐT, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chăm lo phát triển. ANCT-TTATXH được đảm bảo, giữ vững.

Phát huy những thành tích đạt được, Nhân dân và cán bộ, công chức xã Văn Nghĩa nỗ lực phấn đấu, được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2019.


Bùi Minh

Các tin khác


Tinh thần vượt khó ở xã vùng cao Mường Chiềng

(HBĐT) - Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp, không ít người đã ví von Mường Chiềng là "thị trấn” của các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Những đổi thay đó là nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.

Đổi mới tư duy lãnh đạo - yếu tố dẫn đường trong phát triển tam nông giai đoạn 2010 - 2020 

(HBĐT) -  Hơn 10 năm qua, ghi nhận những chuyển động tích cực trong khu vực tam nông với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Bám sát sự lãnh đạo của Đảng, mỗi địa phương lại có cách cụ thể hóa khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo vận dụng linh hoạt, hiệu quả những quyết sách mang tính cách mạng.
Bài 2 - Cả hệ thống chính trị chuyển động cùng tam nông

Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 35,6 tỷ đồng

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên 2,3 tỷ đồng (đạt 66,9% chỉ tiêu giao). Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, ngân sách huyện cấp 970 triệu đồng, vận động cán bộ, hội viên nông dân trên 370 triệu đồng, nâng tổng số nguồn vốn Quỹ HTND lên 35,697 tỷ đồng.

11 mẫu nông, lâm, thủy sản vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT đã tổ chức lấy 68 mẫu nông, lâm, thủy sản kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), bao gồm: 3 mẫu thịt lợn; 8 mẫu thủy sản; 1 mẫu thịt gà; 3 mẫu quả; 13 mẫu rau; 4 mẫu giò; 2 mẫu đậu phụ; 3 mẫu nước chấm; 8 mẫu muối, bột canh; 4 mẫu đường; 6 mẫu cà phê; 1 trà cà gai leo; 5 mẫu chả cá; 3 mẫu xúc xích; 2 mẫu nem chua; 1 mẫu chả bò; 1 mẫu chả mực.

8 tháng, 219 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Trong tháng 8, trên địa bàn tỉnh có 35 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 300 tỷ đồng.

Huy động trên 1.000 ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận, tham gia thực hiện một số tiêu chí về xây dựng NTM, Bộ CHQS tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chú trọng thực hiện các nội dung huấn luyện kết hợp với "dân vận khéo”, nhất là trong xây dựng các công trình NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục