(HBĐT) - Để nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ, đạt hiệu quả kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với các sản phẩm chủ lực của địa phương.



Sản phẩm ớt Rẽ của HTX Nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Phú Lương, xã Quyết Thắng, là 1 trong 3 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2020 của huyện Lạc Sơn.  

Thực hiện Chương trình OCOP, năm 2019, huyện tổ chức đánh giá 3 sản phẩm, 3/3 sản phẩm đạt trên 50 điểm, gửi hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Kết quả, 2/3 sản phẩm được Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng trên 50 điểm, trình UBND tỉnh quyết định công nhận đạt hạng 3 sao, gồm: sản phẩm thịt gà đóng hút chân không của HTX Chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng; sản phẩm hạt dổi của HTX Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo. Đồng chí Nguyễn Thu Hà, chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Để triển khai thực hiện Chương trình OCOP đạt hiệu quả, trong năm 2019, huyện đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho 250 học viên và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện. Năm nay, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2020, gồm: cam Hương Nhượng của HTX trồng và tiêu thụ cam Lạc Sơn; sản phẩm dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành của HTX Nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành tại xóm Lục, xã Yên Nghiệp; ớt Rẽ của HTX Nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Phú Lương tại xóm Rẽ Vơng, xã Quyết Thắng.

Đây đều là những sản phẩm đặc trưng, có nhiều tiềm năng phát triển của huyện. Sản phẩm hạt dổi của HTX Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo là 1 trong 2 sản phẩm OCOP cấp tỉnh của huyện. Ông Bùi Văn Bun, người trồng dổi ở xã Chí Đạo chia sẻ: Hơn chục năm trở lại đây, đời sống của bà con đã ấm no hơn nhiều nhờ cây dổi. Hạt dổi, cây dổi của Chí Đạo được khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng. Hiện nay, khi được công nhận sản phẩm OCOP, hạt dổi Chí Đạo đã có bao bì, nhãn mác, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cũng với mong muốn nâng cao giá trị sản phẩm, tham gia vào các chuỗi liên kết để có đầu ra ổn định, anh Bùi Văn Thản, xóm Rẽ Vơng, xã Quyết Thắng đang tích cực thực hiện các bước theo hướng dẫn để sản phẩm ớt Rẽ đủ điều kiện tham gia thi cấp tỉnh. Vui mừng khoe với chúng tôi các lọ ớt bằng thủy tinh khá đẹp mắt, anh Thản cho biết: Năm 2013, tôi sưu tầm công thức giấm ớt truyền thống của địa phương để làm ra sản phẩm ớt Rẽ, với giống ớt núi quả bé như hạt thóc, có vị cay nhẹ, vốn được người sành ăn ớt ưa chuộng. Từ năm 2013 đến nay, sản phẩm được đóng vào chai nhựa, có tem nhãn, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, với khoảng 50 nghìn chai đã bán ra thị trường.

"Ban đầu khi làm, tôi nghĩ đơn giản là để giữ gìn lại cách giấm ớt truyền thống của dân tộc Mường. Thế nhưng, khi đưa ra thị trường, sản phẩm được ưa chuộng, nhiều thời điểm cung không đủ cầu. Thế nên, tôi đã mở rộng diện tích trồng ớt nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi đã có vùng nguyên liệu, làm ra nhiều sản phẩm hơn, tôi mong muốn sản phẩm có đủ tiêu chuẩn để vào được các siêu thị lớn. Do đó, trong thời gian qua, được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, sản phẩm ớt Rẽ đã có diện mạo mới đẹp hơn, có mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc và bao bì sản phẩm” - anh Thản chia sẻ.

Với những kết quả như hiện nay, anh Thản và các chủ thể khác đang khá lạc quan về chất lượng của sản phẩm. Ngoài những lọ ớt với hình thức bắt mắt, chất liệu thân thiện môi trường, các chủ thể có những suy nghĩ, tư duy tươi mới khi tham gia Chương trình OCOP. Họ đã nghĩ nhiều hơn về chất lượng, thương hiệu, mở rộng thị trường để có được hiệu quả kinh tế bền vững. Đó sẽ là tiền đề, động lực quan trọng để huyện Lạc Sơn tiếp tục phát triển, nâng tầm các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


Viết Đào

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục