(HBĐT) - Chương trình hành động số 14/CTr-TU, ngày 30/8/2017 của BTV Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng xác định một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển lâm nghiệp tỉnh bền vững cả về KT-XH và môi trường, đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Những năm qua, công tác phát triển rừng gắn với đảm bảo lợi ích an sinh xã hội của cộng đồng được tỉnh chú trọng thực hiện.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tạo cây giống chất lượng phục vụ trồng rừng.
Để phát huy lợi ích kinh tế rừng, tỉnh đã thực hiện phát triển rừng theo hướng tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các loại hình sản phẩm giá trị gia tăng cao, giảm dần việc bán nguyên liệu thô và các sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp. Đối với doanh nghiệp, hộ cá nhân khuyến khích nâng cấp đối với các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ hiện có; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm tinh chế quy mô lớn, gắn trồng rừng, khai thác, chế biến, thị trường tiêu thụ. Nâng hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm lâm nghiệp thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại.
Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; khuyến khích, hướng tới sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào các hoạt động phát triển lâm nghiệp, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, ngành nông nghiệp đã tham mưu rà soát điều chỉnh các dự án bảo vệ và phát triển rừng các cấp sát với thực tế và khả năng cân đối vốn. Qua đó hỗ trợ cho người dân, chủ rừng có thêm nguồn lực thúc đẩy công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hiệu quả. Kết quả đã thực hiện khoán bảo vệ rừng 321.294,5 lượt ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất 11.300 ha; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 183,7 ha.
Dự án "Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” đã xây dựng Kế hoạch hành động về REDD+ cấp tỉnh; thực hiện có hiệu quả một số hoạt động thí điểm tại xã Thanh Hối (Tân Lạc) gồm: trồng rừng mới 146,51 ha; tổ chức 22 lớp tập huấn về bảo vệ và phát triển rừng, phát triển sinh kế; tổ chức 7 chuyến thăm quan học hỏi kinh nghiệm trồng rừng hỗn loài và kết hợp lâm sản ngoài gỗ, rừng cấp chứng chỉ FSC; cấp 5.947 cây ăn quả các loại phù hợp nhu cầu và điều kiện khí hậu, thời tiết cho 250 hộ dân... Kết quả thực hiện dự án, tổng sản lượng thu hoạch đạt khoảng 100 tấn rau các loại; cấp phát giống cho 98 hộ dân trồng 5 ha cỏ chăn nuôi; hỗ trợ làm bếp biogas cho 20 hộ; cấp 1.988 bếp đun cải tiến tiết kiệm củi cho 1.053 hộ gia đình; xây dựng 1 công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Thanh Hối. Ngoài ra còn cấp phát hỗ trợ 130 máy tính bảng cho Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố sử dụng theo dõi diễn biến rừng.
Các dự án lâm nghiệp khác như: dự án đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp kết hợp đường công vụ, đường ranh cản lửa các huyện: Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Kỳ Sơn; dự án chống biến đổi khí hậu thực hiện tại huyện Lạc Sơn; dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình; dự án giống cây lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 cũng đã có những kết quả tích cực, trong đó: trồng rừng được 3.101 ha; khoanh nuôi bảo vệ 1.134 ha rừng; xây dựng 11 rừng giống, vườn giống; cải tạo 7 vườn ươm; tuyển chọn được 240 cây trội; hỗ trợ xây dựng 1 nhà nuôi cấy mô tế bào tại Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh; sản xuất 13,4 triệu cây giống; thi công xây dựng 60 km đường lâm nghiệp kết hợp đường công vụ, đường ranh cản lửa.
Kết quả công tác phát triển rừng gắn với đảm bảo lợi ích an sinh xã hội của cộng đồng đã góp phần tích cực vào phát huy giá trị kinh tế của rừng, nghề trồng rừng, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân, xóa đói, giảm nghèo; gia tăng tỷ trọng đóng góp ngành lâm nghiệp vào quá trình phát triển KT-XH.
V.H
(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến ngày 15/8/2020, toàn tỉnh có 398 HTX, gồm: 374 HTX hoạt động và 24 HTX ngừng hoạt động. Các HTX hoạt động có trên 12.217 thành viên, trên 20.720 lao động thường xuyên. HTX phát triển rộng khắp tại các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, giá trị sản xuất ngành thủy sản 9 tháng năm 2020 (theo giá so sánh) ước đạt 214 tỷ đồng, vượt 6,3% cùng kỳ, đạt 79,36% kế hoạch.
(HBĐT) - Về xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong tiết trời se lạnh cuối thu, chúng tôi cảm nhận được những thay đổi đưa Đồng Tâm trở thành một miền quê đáng sống. Nhiệm kỳ qua, Đảng ủy xã đã lãnh đạo phát triển toàn diện trên các mặt; năm 2015, xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi Yên Thủy” được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận tháng 9/2019 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu, cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân trên địa bàn huyện. Thời gian qua, xã Ngọc Lương đã mở rộng diện tích trồng bưởi, canh tác theo quy trình VietGAP, đóng góp nâng tầm thương hiệu nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Chiều 7/10, tại UBND huyện Cao Phong, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía bắc (Hội chợ và triển lãm) - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT và các Chi cục trực thuộc Sở; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong cùng các phòng, ban chuyên môn.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, xây dựng NTM, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên. Thông qua các hoạt động giúp hội viên có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.