Công ty TNHH Thuỷ sản Mavin khai thác tiềm năng, lợi thế hồ Hoà Bình đầu tư nuôi cá khu vực xã Hiền Lương (Đà Bắc). Cuộc di dân lịch sử Để đáp ứng xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, từ năm 1982 đến sau năm 1990, công cuộc di dân được xem lớn nhất trong lịch sử đất nướcvới hơn 4.000 hộ dân của tỉnh Hòa Bình, nhằm phục vụ kế hoạch 2 đợt ngăn sông Đà từ năm 1983 - 1986 và phát điện tổ máy số 1 năm 1987.Thời điểm đó, công tác di dời dân ra khỏi vùng lòng hồ được đánh giá thiếu kinh nghiệm và quá đơn sơ. Tuy nhiên, người dân chuyển cư trên tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, nên việc di chuyển dân cuối cùng cũng hoàn thành, đảm bảo cho các đợt ngăn sông xây dựngThủy điện Hòa Bình. Tại địa bàn huyện Đà Bắc, cao điểm di chuyển dântừ năm 1982 - 1986, khi ấy, cả huyện Đà Bắc giống như đại công trường. Nhất là năm 1982, thời kỳ gấp rút chuyển dân để phục vụ kế hoạch lấp sông đợt 1 năm 1983. Theo đó, ở thời điểm này, huyệncó 23 xã thì có 18 xã nằm ở ven 2 bờ sông Đà, trong đó7 xã phải di chuyển toàn bộ ra khỏi khu vực lòng hồ. Nhớ về công cuộc di dân thời kỳ những năm đầu xây dựng Thủy điện Hòa Bình, đồng chíXa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa (Đà Bắc) kể, có những thời điểm nước hồ Hòa Bình dâng lên khiến người dân phải chạy ngay trong đêm. Thời bấy giờ thông tin liên lạc hầu như không có, nên người dân cứ thấy nước dâng lên là gọi làng xóm đến nhanh chóng hỗ trợ nhau dỡ nhà chuyển lên nơi cao hơn. Do không biết mực nước lên tối đa thế nào, nên có những gia đình trong vài nămphải chuyển nhà từ 2 - 3 lần mới có thể yên ổn làm ăn. Thống kê, sau khi công trình Thủy điện Hòa Bình hoàn thành, đã làm ngập hơn 5.500 ha đất đai của huyện Đà Bắc. Trong đó,640 ha ruộng lúa nước, 1.100 ha diện tích đất màu mỡ, 50 km đường ô tô, cùng hàng trăm km đường dân sinh,ruộng vườn, đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... Quá trình chuyển dân cũng đã làm cho đời sống của khoảng 50% dân số toàn huyện khi ấy đã bị đảo lộn hoàn toàn. Theo đánh giá,việc di dời dân do nước hồ Hòa Bình dâng lên khiến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân ven hồ bị thay đổi rất nhiều. Cùng với đó, đất đai sản xuất nông nghiệp còn lại rất ít, chủ yếu nằm ở khu vực cao và dốc. Địa hình bị chia cắt, giao thông đi lại rất vất vả, điện, nước hết sức khó khăn và hầu như không có. Hầu hết số hộ dân chuyển vén tại chỗ, ở lại vùng ven hồ chỉ còn nền sản xuất nhỏ, phân tán, chưa có định hướng phát triển kinh tế rõ ràng. Cây trồng nông nghiệp làngô, sắn và một phần lúa cạn, diện tích, năng suất, sản lượng thấp. Bên cạnh đó, người dân các xã ven hồ Hòa Bình khi ấy chưa phát triển được ngành nghề sản xuất, ngoại trừ hình thành việc đánh bắt thủy sản. Mục tiêu sản xuất chủ yếu chỉ để giải quyết một phần lương thực tại chỗ, không có sản phẩm hàng hóa chủ lực. Tính đến nay, mặc dù đã hơn 40 năm từ khi khởi công Thủy điện Hòa Bình, nhưng tại nhiều xóm, xã, đời sống, giao thông đi lại của người dân Đà Bắc nói riêng, các xã ven hồ Hòa Bình nói chung vẫn còn khá khó khăn. Do việc làm nhà của người dân chủ yếutại những khu vực đồi dốc, nên mỗi khi thiên tai, lũ lụt thường gây thiệt hại rất lớn đến nhà cửa, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Là địa bàn khó khăn nên thu nhập của người dân vùng hồ Hòa Bình nhìn chung thuộc diện thấp so với bình quân cả tỉnh. Tiềm năng, thế mạnh chưa được phát huy Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam có chiều dài hơn 100 km, trong đó, địa bàn tỉnh Hòa Bình có chiều dài 80 km, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m³ nước, trải rộng trên địa bàn các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và TP Hòa Bình. Khu lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông, trong đó 11 đảo đá vôi có diện tích 116 ha,36 đảo núi đất có diện tích 157,5 ha. Theo Sở NN&PTNT, hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước trên 10.450 ha, đây là lợi thế rất lớn, nếu phát huy được hiệu quả sẽ đem đến những bứt phá đáng kể đối với đời sống của người dân trong khu vực, cũng như động lực giúp phát triển KT-XH bền vững đối với tỉnh Hòa Bình. Từ khi hình thành hồ thủy điện, cùng vớichính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống sản xuất, sinh hoạt của bà con ven hồ mặc dù đã có nhiều cải thiện so với nhiều năm trước. Tuy nhiên, để bà con ổn định cuộc sống lâu dài, môi trường sản xuất, sinh hoạtđặt ra nhiều vấn đề. Đây cũng là nội dung quan trọng để Chính phủ ban hành Đề án ổn định, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, cũng như BTV Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình. Theo đánh giá của các chuyên gia, hồ thủy điện Hòa Bình có 4 nhóm tiềm năng lớn, gồm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch, trồng rừng và vận tải đường thủy. Mặc dù có một số doanh nghiệp, HTX đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thủy sản, nhưng thực tế những tiềm năng này chưa khai thác được bao nhiêu, với người dân chủ yếu là tự phát, manh mún nên hiệu quả chưa cao. Trong nhiều năm qua, Nhà nước mặc dù có đầu tư nhưng chủ yếu vẫn vào cơ sở hạ tầng, các chương trình sản xuất, ổn định dân cư. Việc khai thác lòng hồ phục vụ đời sống, sản xuất chưa nhiều,hiệu quả chưa cao. Việc di chuyển hàng hóa, sinh hoạt của người dân chủ yếu bằng tàu, thuyền tự đóng, đường bộ vẫn còn tương đối khó khăn, thậm chí gian nan ở những khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí trong vùng không đồng đều, phong tục tập quán một số nơi còn lạc hậu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển KT-XH. Chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo và xuất khẩu lao động đạt thấp, giảm nghèo chưa nhanh… Vì một phần như vậy nên đến nay, tiềm năng, thế mạnh của vùng hồ chưa được khai thác, sử dụng triệt để. Cùng với đó, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông chưa tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa,đi lại của Nhân dân. Thu hút đầu tư vào xây dựng hạ tầng giao thông, du lịch, nuôi trồng thủy sản chưa thật sự xứng tầm so với tiềm năng, lợi thế to lớn của "Hạ Long trên cạn”. (Còn nữa)
Hồng Trung |
(HBĐT) - Ngày 14/10, UBND huyện Lương Sơn tổ chức lễ khai trương cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông nghiệp đặc trưng huyện Lương Sơn.