Bài 2 - Cần sự quan tâm đầu tư trọng điểm của Nhà nước

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với cảnh quan sơn thuỷ hữu tình giống như một Hạ Long trên cạn, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành một khu du lịch tầm cỡ quốc gia. Những năm qua, ngoài những chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh đã tạo cơ chế, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hồ Hòa Bình. BTV Tỉnh uỷ có riêng một Nghị quyết về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình.

huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hồ Hòa Bình. BTV Tỉnh uỷ có riêng một Nghị quyết về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình.

Cuộc sống của người dân vùng chuyển dân sông Đà, xã Tiền Phong (Đà Bắc) vẫn còn khá khó khăn, cần có sự quan tâm đầu tư hạ tầng giúp phát triển KT - XH.

Đảng, Nhà nước quan tâm cuộc sống của Nhân dân

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó, phạm vi đề án được mở rộng hơn, áp dụng cho 40 xã, gồm: 36 xã, phường thuộc đề án cũ và 4 xã bổ sung: Yên Nghiệp (Lạc Sơn), Bảo Hiệu (Yên Thủy), Đồng Tâm (Lạc Thủy), MỵHòa (Kim Bôi). Tổng nhu cầu vốn đầu tư của Đề án điều chỉnh là trên 4.053 tỷ đồng.

Trước đó, theo Quyết định số 1588/QĐ-TTg,ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015 được thực hiện tại 36 xã, phường thuộc 5 huyện (Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi) và TP Hoà Bình, trong đó: 26 xã, phường nằm trong vùng hồ sông Đà; 10 xã ngoài vùng hồ sông Đà trực tiếp đón nhận và bố trí tái định cư hộ dân vùng hồ sông Đà.

Theo quyết định mới, Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2020 thay vì chỉ đến năm 2015.

Mục tiêu chung của Đề án là đảm bảo ổn định nơi ở, nâng cao đời sống,thu nhập cho Nhân dân, đảm bảo không còn hộ có nguy cơ tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng mức bình quân chung của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới; nâng tỷ lệ độ che phủ rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ cho hồ thủy điện Hòa Bình, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm ANCT-TTATXH.

Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành công tác di dân ra các điểm khu tái định cư tập trung (khoảng 300 hộ),ổn định dân cư xen ghép tại các xóm, bản thuộc các xã vùng hồ (khoảng 1.200 hộ); phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 20 - 25% trong cơ cấu kinh tế các xã vùng hồ; tạo điều kiện để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất,thị trường tiêu thụ sản phẩm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 60% trong lao động xã hội, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40% trong nông thôn; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm phát triển bền vững cho Nhân dân vùng hồ theo tiêu chí nông thôn mới...

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án tập trung thực hiện một số giải pháp về di dân, tái định cư; đầu tư phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng... Tập trung huy động các nguồn vốn để phát triển sinh kế bền vững như: trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông vàhồ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa...

Tuy nhiên, do đầu tư tại các địa bàn đặc biệt khó khăn có nhu cầu đầu tư lớn,phạm vi đầu tư trải dài trên 40 xã, phường, nên quá trình triển khai đề án đã xuất hiện nhiều khó khăn.

Đồng chí Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNTtỉnh cho biết, theo quyết định đã được phê duyệt, trong giai đoạn 2009 - 2015 từ nguồn vốn được cấp, nhiều công trình đã góp phần thay đổi bộ mặt các xóm, xã của vùng hồ Hoà Bình. Tuy nhiên, các công trình đều mang tính chất nhỏ và đơn lẻ, chưa có tính kết nối cao.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, năm 2020 là năm cuối thực hiện đề án, tuy nhiên, đến nay tổng kinh phí mới huy động được trên 1.802 tỷ đồng, so với nhu cầu về vốn mớiđáp ứng 44,47%, trong đó,ngân sách T.Ư mới cấp được 39,65% so với đề án được duyệt.

Vì lý do trên, để đảm bảo mục tiêu ổn định lâu dài và phát triển, nâng cao đời sống Nhân dân vùng chuyển dân sông Đà, góp phần đảm bảo ANCT-TTATXH, phát triển KT-XH địa phương, việc lập, rà soát, điều chỉnh đề án là hết sức cần thiết và cấp bách. UBND tỉnh đã đã xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh đề án và kéo dài đến năm 2030.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Ánh Hồng, trong thời gian tới, nguồn vốn từ đề án sẽ được đầu tư các công trình có quy mô hơn, đảm bảo sự kết nối giao thương, góp phần thiết thực vào thúc đẩy KT -XH vùng chuyển dân sông Đà.

Những chiến lược hướng đến tương lai

Từ trước đến nay, đa phần nhiều người biết đến vai trò của lòng hồ Hòa Bình trong việc khai thác nguồn nước phát điện, tưới tiêu, thủy lợi, điều tiết lũ. Cùng với đó là điều hòa khí hậu, tác động đến môi trường sinh thái, giống như một "lá phổi" xanh cho khu vực và đồng bằng Bắc Bộ.

Nhưng với tỉnh ta, những nỗ lực không ngừngtừng bước khẳng định vai trò, thế mạnh của hồ Hòa Bình xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có bằng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hạ tầng giao thông, du lịch, phát triển chăn nuôi thủy sản...

Hiện nay, việc nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh đã,đang phát triển mạnh mẽ với số lượng lồng nuôi tăng theo từng năm. Từ năm 2010 đến nay, do nguồn lợi thủy sản trong hồ giảm sút mạnh,nên việc chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng nhanh số lượng lồng nuôi và sản lượng cá nuôi.

Qua thống kê, trong 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020, tỉnhđã rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình, đến nay có 4.250 lồng nuôi cá trên hồ, tăng 3.580 lồng so với năm 2013. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.

Riêng diện tích mặt hồ Hoà Bình thuộc TP Hòa Bình hiện có khoảng 1.000 ha,tổng số994 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn/năm. Gần đây, một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tưxây dựng hệ thống lồng bè nuôi tiên tiến, nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh,bán thâm canh một số loài cá đặc sản như: trắm đen, bống, ngạnh, chiên, lăng chấm, tầm...

Có thể nói, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh đang phát triển nhanh,góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các xã ven hồ; giải quyết việc làm,cải thiện đời sống của người nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, phát triển du lịch hồ Hòa Bình cũng là trọng tâm xuyên suốt của tỉnh trong những năm tới đây.

Trên thực tế, một trong những lợi thế lớn để hồ Hoà Bình phát triển du lịch là vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô và trên tuyến du lịch huyết mạch từ vùng Tây Bắc, trung du Bắc Bộ đến Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. Được hình thành trong quá trình xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, hồ Hoà Bình.

Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, hồ Hoà Bình còn có nhiều điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh; trong đó không thể không kể đến điểm du lịch nổi tiếng là đền và động Thác Bờ thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Ngoài ra còn có vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, đảo Dừa… cũng những bản làng dân tộc Mường, Thái thích hợp cho phát triển du lịch cộng đồng.

Tỉnh đang đầu tưhệ thống hạ tầng xung quanh hồ Hoà Bình, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, trong đó, nâng cấp,mở rộng tỉnh lộ 435 từ TP Hoà Bình -Ngòi Hoa với tổng chiều dài hơn 21 km,tổng vốn đầu tư 746 tỷ đồng.

Ngoài ra, tuyến đường cao tốc nối Hoà Bình với Mộc Châu dài 85 km, tổng vốn đầu tư gần 22.300 tỷ đồng được nhà đầu tư tiềm năng, cũng như chính quyền hai tỉnh Hoà Bình,Sơn La đẩy mạnh xúc tiến triển khai đầu tư.

Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình vào tháng 8/2016. Quy hoạch này được coi là khung pháp lý quan trọng, mở rào cho đầu tư khi đưa ra những định hướng quan trọng cho việc phát triển du lịch hồ Hoà Bình tới năm 2030.

Theo đó, quy hoạch đã định hướng rõ cho từng phân khu như phân khu Bình Thanh – Vầy Nưa phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng; phân khu Ngòi Hoa là trung tâm của khu du lịch hồ Hoà Bình,ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí tổng hợp. Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2025, hồ Hoà Bình cơ bản trở thành khu du lịch quốc gia, với khả năng đón trên 1 triệu lượt khách,con số này tăng lên 1,55 triệu lượt vào năm 2025, mang lại doanh thu 1.800 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn ngân sách để xây dựng một số tuyến đường, tỉnhđã kêu gọi được 16dự ándu lịch dịch vụ đầu tư vào khu vực hồ Hoà Bình, với tổng nguồn vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng, tổng diện tích đất khoảng 1.440 ha.

Trong đó, có thể kể đến khu du lịch thiên nhiên Robinson của Công ty CP Du lịch Hoà Bình; khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái hồ Hoà Bình của Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng; Khu du lịch Parahills của Beru Group… Khi các dự án này hình thành và đưa vào khai thác sẽ tạo thêm sức hút đối với khách du lịch, đưa hồ Hoà Bình xứng tầm là khu du lịch quốc gia.

Với một địa thế cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa núi non trùng điệp, hồ Hòa Bình đến nay mới ở dạng tiềm năng,đang trên đà phát triển. Để có thể phát huy tối đa và có hiệu quả các tiềm năng du lịch cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành từ T.Ư đến địa phương và sự nỗ lực của người dân địa phương. Có như vậy, du lịch hồ Hòa Bình mới có thể đóng góp xứng tầm, tích cực cho phát triển KT - XH của tỉnhnói riêng, đáp ứng nhu cầu du lịch, thưởng ngoạn của người dân khu vực Tây Bắc, Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. 

 

Hồng Trung


Các tin khác


Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại trên các tuyến giao thông và tài sản Nhân dân

(HBĐT) - Thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, tính từ 16h ngày 16/10 đến 16h ngày 17/10, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 tiếp tục gây thiệt hại cho các huyện và TP Hòa Bình.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021

(HBĐT) - Ngày 13/10, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021.

Giúp nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật

(HBĐT) - Với phương châm "cho cần câu hơn xâu cá”, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn và nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả, phù hợp với từng vùng. Kết thúc mỗi mô hình, trung tâm tổ chức hội thảo đánh giá để các hộ dân thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Từ mô hình khuyến nông giúp bà con nông dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao.

Sóc Trăng khai thác tiềm năng sản xuất năng lượng sạch

Là tỉnh có chiều dài bờ biển hơn 72 km, Sóc Trăng không chỉ có lợi thế về nông nghiệp mà còn có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sạch như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... Thời gian qua, tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án sản xuất năng lượng sạch. Đây là hướng đi đúng đắn, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cả nước.

Huyện Tân Lạc: Diễn đàn truyền thông xây dựng nông thôn mới, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Tân Lạc phối hợp các phòng, ban vừa tổ chức diễn đàn truyền thông xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu năm 2020 tại cụm 2 xã Mỹ Hòa và Đông Lai.

Viettel Telecom đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống, Viettel Telecom đặt mục tiêu chuyển dịch thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G, IoT, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục