Sáng 19/10, được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, ban, ngành có liên quan, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) tổ chức khởi công xây dựng "Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng".


Nhà thầu thi công Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía bắc Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. 

Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng do ACV làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư khoảng 420 tỷ đồng, thời gian thi công 11 tháng.

Quy mô của dự án: xây dựng thêm 4 vị trí đỗ máy bay code C và di chuyển 5 vị trí đỗ máy bay (đã được xây dựng trong giai đoạn 1) ra xa đường CHC 35R/17L; xây dựng mở rộng sân đỗ máy bay bằng bê tông xi măng cốt thép với diện tích 66.905 m2, xây dựng lề vật liệu bê tông nhựa với diện tích 13.326 m2, xây dựng khu vực dải bảo hiểm với diện tích 19.796 m2.

Theo đánh giá của ACV, việc triển khai xây dựng Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đầu tư của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung - Tây nguyên; đồng thời thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, sớm thi công các dự án che phủ bề mặt để tránh xói mòn, tái nhiễm dioxin tại khu vực này. 

Dự án còn tái sử dụng 44.000 m3 đất sau xử lý dioxin và 11.000 m3 vật liệu LWIC là bê tông xốp đã được nghiền nhỏ thành các kích thước hạt rời, các khối CMU cần xử lý tại chỗ, không được mang đi nơi khác nhằm đảm bảo môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư dự án.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết: với trách nhiệm là chủ đầu tư, ACV cam kết quản lý tốt dự án, yêu cầu các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công trình, bảo vệ môi trường, đáp ứng tiến độ đưa dự án vào khai thác.

ACV tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực khai thác, đảm bảo tuyệt đối an ninh an toàn hàng không, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, năng động, hấp dẫn hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


“Hạ Long trên cạn” - bao giờ tiềm năng, lợi thế được khai thác xứng tầm?

Bài 1- Còn đó những khó khăn sau hàng thập niên di dân

(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà có quy mô vào loại lớn nhất Đông Nam Á khi đi vào vận hành tháng 4/1994, luôn là niềm tự hào, sự ngưỡng mộ của người dân cả nước. Trải qua hơn 40 năm kể từ ngày khởi công công trình 6/11/1979 đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Mặc dù vậy, hồ Hòa Bình với trên 9,5 tỷ m3 nước, dài khoảng 80 km vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế to lớn của một nơi được mệnh danh "Hạ Long trên cạn”.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại trên các tuyến giao thông và tài sản Nhân dân

(HBĐT) - Thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, tính từ 16h ngày 16/10 đến 16h ngày 17/10, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 tiếp tục gây thiệt hại cho các huyện và TP Hòa Bình.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021

(HBĐT) - Ngày 13/10, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021.

Giúp nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật

(HBĐT) - Với phương châm "cho cần câu hơn xâu cá”, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn và nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả, phù hợp với từng vùng. Kết thúc mỗi mô hình, trung tâm tổ chức hội thảo đánh giá để các hộ dân thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Từ mô hình khuyến nông giúp bà con nông dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao.

Sóc Trăng khai thác tiềm năng sản xuất năng lượng sạch

Là tỉnh có chiều dài bờ biển hơn 72 km, Sóc Trăng không chỉ có lợi thế về nông nghiệp mà còn có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sạch như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... Thời gian qua, tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án sản xuất năng lượng sạch. Đây là hướng đi đúng đắn, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cả nước.

Huyện Tân Lạc: Diễn đàn truyền thông xây dựng nông thôn mới, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Tân Lạc phối hợp các phòng, ban vừa tổ chức diễn đàn truyền thông xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu năm 2020 tại cụm 2 xã Mỹ Hòa và Đông Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục