(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) trong hành trình xóa nghèo. Nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách đã giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thiết thực để xã cán đích xây dựng nông thôn mới (NTM).




Nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ dân ở xã Thanh Hối (Tân Lạc) xây dựng được mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao. 

Xã Thanh Hối cách trung tâm huyện khoảng 5 km, có đường 12B chạy qua khá thuận lợi cho bà con giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế. Những năm trở lại đây, công cuộc chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế của xã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Trong đó, xã chú trọng cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích đất đồi sang trồng cây có múi, từ đó xuất hiện nhiều hộ dân trồng bưởi tiêu biểu với thu nhập từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 6%. Năm 2019, Thanh Hối được công nhận về đích NTM. Để có được những bước tiến đó có vai trò rất quan trọng của vốn chính sách. Nguồn vốn đã giúp nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác ở xã từng bước thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. 

Trước đây, gia đình ông Bùi Văn Chả, xóm Nhót gặp khó khăn trong phát triển kinh tế do thiếu vốn. Được vay 25 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình ông đầu tư nuôi trâu sinh sản. Nhờ sự cần cù, chịu khó chăm sóc, đến nay, gia đình ông Chả đã có 5 con trâu, kinh tế dần ổn định. Sau khi thoát khỏi diện hộ nghèo, gia đình ông tiếp tục được tạo điều kiện vay vốn chương trình NS&VSMTNT để xây dựng công trình phụ, nâng cao đời sống. Cũng ở xóm Nhót, gia đình ông Bùi Văn Đạo sử dụng vốn chính sách hiệu quả khi đầu tư vốn vay nuôi trâu sinh sản và vỗ béo. Sau 5 năm vay vốn, gia đình ông Đạo đã thoát khỏi diện hộ nghèo, tiếp tục thoát nghèo bền vững với vốn vay từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH.  

Đó chỉ là 2 trong số những hộ đã, đang sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Đồng chí Bùi Văn Thiệp, Chủ tịch Hội Nông dân, cán bộ chuyên trách NHCSXH xã Thanh Hối cho biết: Trước đây, khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã vay vốn chính sách để chăn nuôi trâu, bò và trồng cây có múi. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn đạt hơn 15 tỷ đồng, trong đó, cho vay NS&VSMTNT là chương trình được nhiều hộ dân quan tâm. Từ đầu năm đến nay, dư nợ trên địa bàn xã tăng trưởng hơn 2 tỷ đồng, với trên 30 hộ vay mới. "Nhờ vốn chính sách không chỉ đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo mà hiện nay, vốn chính sách đang góp phần thiết thực trong việc nâng cao các tiêu chí về NTM, nhất là tiêu chí về môi trường” - đồng chí Bùi Văn Thiệp nhấn mạnh. 

Theo đánh giá của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc, những năm qua, Thanh Hối luôn là một trong những xã thực hiện tốt về tín dụng chính sách, xã không có nợ quá hạn. Để có được kết quả này, xã đã phát huy tốt vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Hiện, xã có 16 tổ TK&VV, các tổ đều hoạt động hiệu quả, làm tốt công tác rà soát cho vay và đôn đốc thu lãi, trả nợ. Trong đó, tiêu biểu là tổ TK&VV xóm Cụ do bà Bùi Thị Thiên làm tổ trưởng, với tỷ lệ thu nợ, thu lãi luôn đạt 100%. Vừa qua, bà Thiên là 1 trong 60 tổ trưởng tổ TK&VV tiêu biểu toàn quốc được nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
        
   
Đào Viết

Các tin khác


Quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Định kỳ 10 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị với lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh để kiểm điểm tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Tại hội nghị, chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ từng chương trình, dự án, những khó khăn, vướng mắc. Qua đó, UBND tỉnh cũng như các sở, ngành chức năng kịp thời nắm bắt thực trạng để có sự chỉ đạo phù hợp.

Giá vàng sáng 21/10 tăng 70.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 21/10 tăng nhẹ theo giá vàng thế giới. Mở cửa ngày giao dịch, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,95 - 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với cuối ngày hôm qua.

TP Hòa Bình: Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 70,32% dự toán

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước (thu nội địa) của TP Hòa Bình ước thực hiện 358,68 tỷ đồng, đạt 70,32% dự toán.   

Giải pháp phát triển bền vững trong sản xuất cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Đó là nội dung Hội nghị do Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức ngày 20/10. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo một số sở, ngành, Hội của tỉnh và các HTX, doanh nghiệp, nhà vườn trồng cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong và Tân Lạc.   

Xóm Tình xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Về xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) chúng tôi cảm nhận được phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu lan tỏa khắp nơi, những ngôi nhà khang trang, đường làng, ngõ xóm được mở rộng và đổ bê tông, những con đường hoa đua nhau khoe sắc, mang lại vẻ tươi mới cho vùng quê NTM.

Triển vọng từ giống lúa chất lượng VNR20 và Sumo

(HBĐT) - Phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và ít bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Đặc biệt năng suất, chất lượng gạo tốt… Đó là đánh giá của ngành chuyên môn cũng như nhiều nông dân tham gia mô hình trình diễn canh tác giống lúa chất lượng VNR20 và Sumo trên nền phân bón Sông Gianh tại xóm Chàm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục