(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn chính sách hỗ trợ người dân sản xuất ở xã Kim Lập (Kim Bôi) đã phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Từ nguồn vốn vay đầu tư các mô hình kinh tế đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân.
Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay, gia đình bà Bùi Thị Xiên, xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi) đã thoát nghèo bền vững với mô hình trồng bí xanh, nhãn, chuối cho thu nhập 70-80 triệu đồng/năm.
Tại mô hình trồng bí xanh, bà Bùi Thị Xiên, xóm Trò cho biết: "Trước kia, gia đình tôi thuộc hộ nghèo, chỉ trông chờ vào cây ngô, lúa nên kinh tế còn khó khăn. Nhờ nguồn vốn vay sản xuất từ Ngân hàng CSXH, năm 2018, gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững. Với 2.000 m2 bí xanh, 150 gốc nhãn, 400 gốc chuối, gia đình có thu nhập 70 - 80 triệu đồng/năm, cuộc sống khá hơn trước”.
Xóm Trò là một trong những xóm sử dụng nguồn vốn chính sách hiệu quả nhất. Tại xóm, nhiều hộ được tiếp cận nguồn vốn vay, nhất là các khoản vay ưu đãi do các hội, đoàn thể ủy thác với lãi suất thấp, từ đó đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định. Hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích như mua thêm con giống (lợn, bò...) để mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng, xây dựng công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, giải quyết việc làm... Nhiều hộ trong xóm trước kia thuộc diện hộ nghèo, nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, đến nay đã thoát nghèo, cuộc sống bớt khó khăn.
Ông Bùi Văn Mã, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Trò cho biết: "Nhiều hộ trong xóm được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp. Các hộ đã đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định, số hộ nghèo trong xóm giảm dần qua từng năm. Khoản vay chủ yếu là hộ nghèo, nước sạch, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tổ thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời những đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng các nguồn vốn vay ưu đãi; theo dõi chi tiết bằng sổ sách, không để nợ xấu, quá hạn".
Hiện, toàn xã có 30 tổ TK&VV tại 9 xóm. Tổng dư nợ từ Ngân hàng CSXH đạt 43 tỷ đồng, với 1.313 hộ vay; dư nợ Ngân hàng NN&PTNT đạt 40 tỷ đồng. Các hội, đoàn thể đã hỗ trợ vay ủy thác, đồng thời huy động tốt tiền gửi, tiếp tục hỗ trợ hội viên. Tổ TK&VV hoạt động đúng quy định, thống kê chi tiết bằng sổ sách, quản lý nguồn vốn vay đạt hiệu quả cao. Chương trình cho vay chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, sản xuất, kinh doanh. Các khoản vay phát huy hiệu quả, không có trường hợp vay ké, nợ quá hạn, nợ xấu, hỗ trợ sản xuất đáng kể cho nhiều hộ dân.
Đồng chí Bùi Văn Lục, Chủ tịch UBND xã Kim Lập cho biết: "Cùng với các hội, đoàn thể, xã tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay, các tổ TK&VV đã thực hiện đúng nhiệm vụ, không để xảy ra nợ xấu, từ đó tạo hiệu quả trong thực hiện các chương trình tín dụng, hỗ trợ phát triển KT-XH trên địa bàn”.
Các tổ TK&VV còn tích cực hướng dẫn người dân quy trình, giấy tờ, thủ tục vay vốn, xử lý những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay. Đến nay, thu nhập
bình quân toàn xã đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,8%.
Hoàng Anh
Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh, trong 9 tháng năm 2020, tổng doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt gần 923 tỷ đồng, cho 28.475 lượt khách hàng vay vốn, bằng 115% cùng kỳ năm 2019. Tổng doanh số thu nợ đạt gần 698 tỷ đồng, bằng 112% cùng kỳ năm 2019.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH, đến nay, toàn tỉnh có 151 điểm giao dịch xã nằm trong khuôn viên trụ sở UBND cấp xã, giảm 59 điểm so với thời điểm 31/12/2019, do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
(HBĐT) - Những năm qua, thông qua hoạt động ủy thác cho vay đã truyền tải kịp thời vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng thụ hưởng khác.
(HBĐT) - Định kỳ 10 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị với lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh để kiểm điểm tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Tại hội nghị, chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ từng chương trình, dự án, những khó khăn, vướng mắc. Qua đó, UBND tỉnh cũng như các sở, ngành chức năng kịp thời nắm bắt thực trạng để có sự chỉ đạo phù hợp.
Giá vàng trong nước sáng 21/10 tăng nhẹ theo giá vàng thế giới. Mở cửa ngày giao dịch, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,95 - 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với cuối ngày hôm qua.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước (thu nội địa) của TP Hòa Bình ước thực hiện 358,68 tỷ đồng, đạt 70,32% dự toán.