(HBĐT) - Theo Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh, vùng động lực (VĐL) của tỉnh gồm: TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn (cũ), huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. "Xây dựng VĐL trở thành vùng phát triển năng động, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; phát triển KT-XH nhanh, bền vững, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP-AN". Đó mục tiêu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra tại Nghị quyết số 17, ngày 3/10/2017 về phát triển VĐL tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đã từng bước được hiện thực hóa, đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của vùng nói riêng và của tỉnh nói chung.
Bài 1 - Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
Để xứng tầm là vùng đô thị - công nghiệp, vùng động lực KT - XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển, công tác quy hoạch được đặc biệt coi trọng. UBND tỉnh ráo riết chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035; Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đã xác định không gian vùng, tổ chức hệ thống đô thị và hệ thống điểm dân cư nông thôn, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, xác định nguồn lực thực hiện và đề xuất dự án ưu tiên đầu tư cho các địa phương. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tế, làm cơ sở để phát triển đô thị được chú trọng, như điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), thị trấn Chi Nê, Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy)... đảm bảo là công cụ định hướng phát triển.
Cơ sở hạ tầng TP Hòa Bình được ưu tiên nguồn lực đầu tư, tạo đà phát triển vùng động lực.
Điểm nhấn VĐL của tỉnh phải nói đến các nguồn lực đầu tư được ưu tiên, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với TP Hà Nội và các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế trong vùng đồng bằng Bắc Bộ; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (CCN) để thu hút đầu tư. Cùng với đó là nhiều khu dân cư, trung tâm thương mại - dịch vụ mới được hình thành.
Với quan điểm, huy động tối đa các nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển nhanh, toàn diện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Những năm qua, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH vùng động lực. Trong 3 năm (2018 - 2020), tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng ước đạt 34.780 tỷ đồng. So với toàn tỉnh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong vùng bằng khoảng 66,5%, vốn đầu tư khu vực Nhà nước khoảng 43%, vốn đầu tư của doanh nghiệp 77% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng khoảng 99%.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Lương Sơn được tỉnh xác định là hạt nhân VĐL kinh tế. Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh đã tập trung ưu tiên cho vùng và các địa phương trong vùng về nguồn lực cùng một số cơ chế, góp phần thúc đẩy KT - XH của huyện. Những chỉ số đạt được trong VĐL khá lớn như về thu ngân sách, thu hút đầu tư, đô thị... Thành tựu quan trọng của Lương Sơn trong nhiệm kỳ qua là đã hoàn thành được mục tiêu huyện nông thôn mới; thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Hiện, huyện Lương Sơn đã có những dự án tầm cỡ tạo diện mạo mới cho bộ mặt đô thị như: Phố chợ Lương Sơn; khu trung tâm thương mại và nhà ở Đông Dương; khu chợ trung tâm và nhà ở thương mại Queensland (thị trấn Lương Sơn)... Trong huyện có khoảng 150 dự án sản xuất công nghiệp. Riêng các khu công nghiệp (KCN) thu hút trên 30 dự án, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, may mặc, sản xuất. Riêng KCN Lương Sơn đã được lấp đầy, giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Các KCN Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch đã, đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, xúc tiến xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Huyện cũng quy hoạch CCN tại các xã: Tân Vinh, Thanh Cao, Hòa Sơn nhằm tạo đà chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.
Những năm qua, việc đầu tư cho VĐL của tỉnh, nhất là đầu tư hạ tầng KT - XH được thực hiện khá đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển. Trong đó, hạ tầng giao thông được đặc biệt coi trọng. Nhiều tuyến đường mang tính chiến lược đã được đầu tư, phát huy hiệu quả như: đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, đường tỉnh 435, cầu Hòa Bình 3... Tuyến đường thuộc các huyện như đường từ ngã ba Đông Dương, thị trấn Lương Sơn đi xã Cư Yên; đường nội thị thị trấn Lương Sơn; đường tránh Thanh Nông - Thanh Hà đi đường Hồ Chí Minh và giao thông nông thôn cũng được đầu tư nâng cấp.
Ngoài ra, hạ tầng cung cấp điện, thủy lợi, cung cấp nước, hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. VĐL cũng là nơi tập trung phát triển khu, CCN của tỉnh với 7/8 KCN (chiếm 87,5%) và 10/16 CCN (chiếm 62,5%). Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh đã bố trí 286,635 tỷ đồng vốn NSNN đầu tư hạ tầng khu, CCN. Hiện, 4 khu và 9 CCN trong vùng có chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó, KCN Lương Sơn và bờ trái sông Đà cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ lấp đầy KCN Lương Sơn đạt 100% diện tích, KCN bờ trái sông Đà đạt 86%, KCN Nam Lương Sơn đạt 61,61%, KCN Mông Hóa đạt 34%. Đối với các CCN, đã có 4 cụm đi vào hoạt động, nhưng tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm mới đạt gần 33% diện tích.
Bên cạnh đó, VĐL đã và đang được định hướng xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, có kiến trúc mang bản sắc các dân tộc vùng Tây Bắc. Hiện nay, toàn vùng có 3 đô thị đã được lập và điều chỉnh quy hoạch. Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật đã và đang được triển khai thực hiện như: Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP Hòa Bình, khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm, đê Quỳnh Lâm kết hợp giao thông, đường Lý Thái Tổ, Trương Hán Siêu... Nhiều khu dân cư, mới trung tâm thương mại được đưa vào sử dụng như: Khu trung tâm thương mại bờ trái Sông Đà, khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, cảng Chân Dê (TP Hòa Bình)... Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 53,9%.
Từ ưu tiên, huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đã từng bước giúp VĐL phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển toàn diện, nhất là phát triển kinh kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà vùng có lợi thế so sánh.
(Còn nữa)
Hoàng Nga
(HBĐT) - TP Hòa Bình là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP, ngày 27/ 10/2006 của Chính phủ. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt và vượt các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra: chỉ tiêu về tăng trưởng, thu hút đầu tư, phát triển đô thị, thu ngân sách, xây dựng NTM, giảm nghèo; văn hóa, xã hội, bảm đảm an sinh cũng đạt được kết quả quan trọng.
(HBĐT) - Sáng 21/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh năm 2020 (đợt 1). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) trong hành trình xóa nghèo. Nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách đã giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thiết thực để xã cán đích xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2020, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng CSXH, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh, trong 9 tháng năm 2020, tổng doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt gần 923 tỷ đồng, cho 28.475 lượt khách hàng vay vốn, bằng 115% cùng kỳ năm 2019. Tổng doanh số thu nợ đạt gần 698 tỷ đồng, bằng 112% cùng kỳ năm 2019.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH, đến nay, toàn tỉnh có 151 điểm giao dịch xã nằm trong khuôn viên trụ sở UBND cấp xã, giảm 59 điểm so với thời điểm 31/12/2019, do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.