(HBĐT) - Với nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) chiếm trên 84,2% tổng dư nợ, đạt 8.725 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) luôn đóng vai trò chủ lực thực hiện các chương trình, phát triển KT-XH khu vực nông thôn, đồng thời, góp phần tích cực đẩy lùi "tín dụng đen" vùng nông thôn.


Agribank Chi nhánh Cao Phong đáp ứng đủ vốn tới người nông dân phát triển vùng cây ăn quả có múi.

Những năm qua, Agribank Hòa Bình xác định không đứng ngoài cuộc, luôn quyết liệt triển khai nhiều hành động cụ thể nhằm đẩy lùi nạn "tín dụng đen" vẫn len lỏi ở các khu vực nông thôn, biến tướng dưới nhiều hình thức. Cụ thể, Agribank Hòa Bình đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo đánh giá, chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn ngày càng được nâng cao, hiệu quả vốn vay được các cấp Hội phát huy tối đa. Thông qua tổ vay vốn, Agribank Hòa Bình đã tạo được thế mạnh cho vay trong lĩnh vực NNNT. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu và giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, từ đó, chất lượng tín dụng được nâng lên. Thông qua các tổ vay vốn cũng đã tiết kiệm, giảm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng. Thống kê tính đến cuối tháng 9/2020, tổng dư nợ của Agribank Hòa Bình trên toàn địa bàn đạt 10.591 tỷ đồng, tăng 110 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT đạt 8.725 tỷ đồng, chiếm trên 84,2% tổng dư nợ, với 62.309 khách hàng cá nhân và gần 500 khách hàng pháp nhân.

Theo đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng cấp trên, những năm qua, Agribank Hòa Bình đã triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, xa của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế ảnh hưởng của "tín dụng đen", cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn.

Mục tiêu của Agribank Hòa Bình ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng với độ phủ rộng, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, sẵn sàng chủ động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay NNNT.

Bên cạnh đó, Agribank Hoà Bình luôn đổi mới phương thức, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển "tam nông”.

Trong những tháng cuối năm 2020, Agribank Hoà Bình vừa tìm cách thích ứng với tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp, vừa triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình KT-XH, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong cho vay vốn, nâng cao tiếp cận vốn của người nghèo, người có thu nhập thấp khu vực nông thôn, góp phần hạn chế việc người dân tìm đến các nguồn vốn không chính thức.

Cũng theo đồng chí Phạm Kiên Cường, với vai trò là ngân hàng chủ lực trong triển khai chính sách tín dụng về phát triển NNNT, Agribank Hòa Bình cam kết chủ động về nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua đó, đóng góp tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, nâng cao đời sống người dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở khu vực nông thôn, góp phần cải thiện môi trường sống, mang đến diện mạo mới, bền vững cho bức tranh NNNT toàn tỉnh.


Hồng Trung


Các tin khác


Xây dựng vùng động lực thành vùng phát triển năng động

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 17, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, VĐL đã từng bước khơi dậy và phát huy lợi thế gần Thủ đô, thuận lợi kết nối với vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Trở thành vùng có không gian phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và du lịch, dịch vụ.
Bài 2 - Tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kim Bôi: Bền bỉ với hành trình giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo

(HBĐT) - Trao đổi về kinh nghiệm giúp hội viên phát triển kinh tế, chị Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi chia sẻ: Ngay trong những ngày đầu năm, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội rà soát các gia đình hội viên nghèo, đơn thân, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để đăng ký giúp đỡ. Trong đó, đảm bảo mỗi xã, thị trấn nhận giúp từ 1-2 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Phương thức giúp đỡ là vận động ủng hộ ngày công, cây giống, cho vay vốn để phát triển kinh tế, hỗ trợ sửa nhà cho hội viên. Theo kế hoạch này, từ đầu năm đến nay, Hội LHPN các xã, thị trấn đã giúp 34 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ về kiến thức sản xuất; 200 con gà giống, 30 con lợn giống, hỗ trợ cho vay không lấy lãi với tổng số tiền 109 triệu đồng từ các nhóm tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế. Đồng thời, Hội LHPN các xã, thị trấn cũng tham gia giúp đỡ trên 400 hộ nghèo khác bằng ngày công lao động, hỗ trợ vay vốn, sửa chữa nhà, trị giá 950 triệu đồng.

Vùng cam Cao Phong vào mùa lễ hội

(HBĐT) - Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong (Hội chợ và Tuần lễ) năm 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 6 - 11/11 tại Trung tâm Văn hóa huyện Cao Phong. Các HTX, nhà vườn tại thủ phủ cam Cao Phong đang khẩn trương lựa chọn những vườn cam chín vàng, đảm bảo chất lượng và các sản phẩm chế biến từ cam hấp dẫn để tham dự Hội chợ và Tuần lễ.

Các khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 19.800 lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Khánh thành Nhà máy điện mặt trời SP INFRA 1 ở Ninh Thuận

Sau hơn ba tháng thi công, ngày 24-10, tại xã Phước Thái và Phước Vinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Tập đoàn Hà Đô đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Hà Đô-Ninh Phước có công suất 50 MWp, hòa lưới điện quốc gia và phát điện thương mại vào ngày 4-9.

Xây dựng vùng động lực thành vùng phát triển năng động

(HBĐT) - Theo Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh, vùng động lực (VĐL) của tỉnh gồm: TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn (cũ), huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. "Xây dựng VĐL trở thành vùng phát triển năng động, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; phát triển KT-XH nhanh, bền vững, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP-AN". Đó mục tiêu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra tại Nghị quyết số 17, ngày 3/10/2017 về phát triển VĐL tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đã từng bước được hiện thực hóa, đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của vùng nói riêng và của tỉnh nói chung.
Bài 1 - Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục