(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất thứ 3, bà con nông dân thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) đồng loạt đưa các loại máy móc cơ giới vào đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, thay vì phải gặt tay và đập lúa thủ công, các hộ dân chỉ việc chuẩn bị sẵn bao đựng và phương tiện chở về nhà. Việc gặt, đập đã có máy liên hợp làm thay. Với sức mạnh của khoa học công nghệ, công việc thu hoạch trên cánh đồng lúa rộng vài ha hoàn tất chỉ trong 1 buổi.


Những thửa ruộng lớn mở đường đưa khoa học công nghệ vào đồng ruộng thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy).

Ông Bùi Văn Giang, nông dân thôn Tiên Lữ chia sẻ: Trước đây, với 7 sào ruộng, gia đình tôi phải cật lực trong 3 ngày, hối hả từ sáng đến tối để đảm bảo thu hoạch gọn. Từ khi thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa, ruộng đất không còn tình trạng manh mún, máy gặt đập liên hợp thay cho sức người, 7 sào được gặt, thu xong trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nhờ dùng máy nên việc sản xuất của nhà nông nhàn nhã, chủ động được thời điểm cấy hái, thu hoạch mà không phải lo thời tiết mưa bão.

Cùng với thôn Tiên Lữ, nhiều thôn khác thuộc xã vùng sâu An Bình cũng đã hình thành được những thửa ruộng lớn, tạo thuận lợi cho KHKT tiến vào. Trong đó, Ninh Nội, Đồng Bầu là những thôn tiên phong. Thôn Ninh Nội có 146 hộ dân làm nông nghiệp, tổng diện tích canh tác 22,6 ha. Sau khi dồn ruộng, số thửa ruộng từ 1.022 giảm còn 438 thửa, bình quân giảm từ 7 còn 3 thửa, diện tích mỗi thửa tăng từ 221 lên 670,3 m2. Thôn Đồng Bầu có 51 hộ dân, tổng diện tích canh tác 18 ha. Sau khi dồn ruộng, số thửa ruộng từ 1.122 giảm còn 221 thửa, bình quân giảm từ 22 còn 3 thửa, diện tích mỗi thửa từ 160 tăng lên 1.281 m2.

Theo đồng chí Quách Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND xã, đất đai manh mún, nhỏ lẻ, nhiều bờ thửa là nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất gặp không ít bất tiện. Từ việc không áp dụng được tiến bộ KHKT vào sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm và thời gian bị đội lên, hàng hóa không đảm bảo sức cạnh tranh, gây thua thiệt cho nông dân. Giai đoạn 2017 - 2020, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, tạo sự hưởng ứng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đến nay, toàn xã có 7 thôn hoàn thành với tổng diện tích đã dồn đổi trên 179 ha. Nhân dân các thôn đóng góp trên 100 triệu đồng, ngân sách xã ước 200 triệu đồng và một số nguồn lực khác được huy động cho công tác dồn điền, đổi thửa.

Từ hiện thực hóa chủ trương, sản xuất nông nghiệp tại địa phương chuyển biến tích cực, khắc phục tình trạng đất manh mún, số thửa bình quân/hộ giảm từ 9,06 còn 2,87 thửa, diện tích bình quân/thửa tăng từ 317,2 lên 960,1 m2/ thửa. Việc tổ chức gieo trồng thuận lợi, nhanh chóng, tạo động lực thúc đẩy cơ giới hóa, giảm được chi phí làm đất, nhân công, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, công thu hoạch sản phẩm... Đồng thời, giúp hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp điều kiện đất đai, lợi thế canh tác, hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, tạo bước tiến về công nghệ làm tăng giá trị sản phẩm. Đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân.

Mặt khác, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng NTM thông qua hiến đất, góp ngày công, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng mục tiêu chương trình xây dựng NTM, tái cơ cấu nông nghiệp đã đề ra. Sau thành công ở giai đoạn 1, xã đang xúc tiến thực hiện và phấn đấu về đích sớm giai đoạn 2. Theo đó, trong năm 2020 sẽ dồn phần đất màu còn lại của thôn Ninh Nội, đất lúa còn lại của thôn Thắng Lợi và toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp của thôn Ninh Ngoại, Đại Đồng. Từ năm 2021-2023, hoàn thành dồn điền, đổi thửa trên phạm vi toàn xã. Những thửa ruộng lớn tiếp tục hình thành cho đến các thôn cuối cùng (Chợ Đập, An Sơn 2, Đồng Vạn, Đức Bình).


Bùi Minh


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục