(HBĐT) - Do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ, mật độ phương tiện lưu thông khá cao, trong đó có nhiều xe trọng tải lớn, những năm qua, tỉnh lộ 438, đoạn qua 2 xã Khoan Dụ - Yên Bồng (Lạc Thủy) xuống cấp nghiêm trọng khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn. Đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.


Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đê bao ngăn lũ sông Bôi, kết hợp đường giao thông chạy lũ 
qua 2 xã Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thủy). 

Bà Nguyễn Thị Vóc, thôn Hồng Phong 2, xã Yên Bồng cho biết: Trời nắng thì bụi mù mịt, nên đa số các hộ trên tuyến phải đóng cửa kín mít. Gia đình tôi kinh doanh hàng tạp hóa đành phải mở cửa để bán hàng, nhưng từ ngày đường xuống cấp, họa hoằn lắm mới có khách vào mua. Trời mưa thì lầy lội, "ổ gà, ổ voi" xuất hiện ngày càng nhiều nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Tuy chưa có thiệt hại về người, nhưng khiến người tham gia giao thông qua khu vực này luôn trong tình trạng lo lắng.

Đường tỉnh 438 bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là đoạn qua 2 thôn Hoàng Đồng, Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ. Ông Đinh Hữu Hiếu, thôn Hoàng Đồng bức xúc: Tuyến đường này xuống cấp hơn 3 năm rồi, không chỉ "ổ gà, ổ voi", mỗi khi trời mưa còn tạo thành những "ao” nước, khiến các phương tiện lưu thông khó khăn. Đường xấu, xuống cấp, hoạt động kinh doanh của các hộ trên tuyến gần như tê liệt, đời sống càng thêm khó khăn. Chúng tôi đã đề xuất, kiến nghị nhiều lần, nhưng mãi đến tháng 6/2020 mới thấy các ngành chức năng của huyện kiểm đếm, làm các thủ tục GPMB để triển khai dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường.

Trước những khó khăn do đường tỉnh 438 xuống cấp, UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư Dự án trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bôi và nâng cấp tuyến đê bao ngăn lũ  sông Bôi kết hợp đường giao thông chạy lũ (Dự án). Dự án được khởi công vào cuối tháng 6/2020. Tuy nhiên, do mưa bão liên tục, kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công.

Đồng chí Vũ Minh Tân, cán bộ Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy cho biết: Dự án có tổng mức đầu tư 217,8 tỷ đồng, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cùng nguồn ngân sách địa phương. Với tổng chiều dài 6,8 km, điểm đầu tại đầu cầu Chi Nê, thôn Hoàng Đồng (xã Khoan Dụ), điểm cuối tiếp giáp với xã Xích Thổ (Nho Quan - Ninh Bình). Để triển khai dự án, công tác đền bù, GPMB, hỗ trợ tái định cư liên quan đến trên 700 hộ thuộc 2 xã Khoan Dụ, Yên Bồng. Đến nay, đã có 425 hộ nhận tiền đền bù và GPMB được 5,5 km, còn lại 1,3 km đang tiến hành kiểm đếm. Vừa là đê bao ngăn lũ kết hợp đường giao thông chạy lũ, nền đê được thiết kế rộng 12 m, mặt đường bê tông rộng 11 m, nhiều đoạn có độ cao so mới mặt đường cũ tới 2 m, vì vậy diện tích san, lấp, đào đắp rất lớn. Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH, ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trước mắt và lâu dài, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản và các ngành chức năng của huyện đã phối hợp làm tốt công tác đền bù, GPMB, tăng cường kiểm tra, giám sát để  dự án được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Dự án trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bôi và nâng cấp tuyến đê bao ngăn lũ sông Bôi kết hợp đường giao thông chạy lũ tuyến đường Khoan Dụ - Yên Bồng là dự án nhóm 3, thời gian triển khai đầu tư trong 5 năm. Tuy mới triển khai được hơn 4 tháng, nhưng trước sự cấp bách trong phòng, chống thiên tai, cùng mong mỏi của người dân 2 xã Khoan Dụ, Yên Bồng, UBND và các ngành chức năng huyện Lạc Thủy cùng các nhà thầu nỗ lực hoàn thành các hạng mục chính, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 12/2021.


Đức Phượng

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục