Thời gian gần đây, tại tỉnh Bắc Giang xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào công cuộc tái cơ cấu nền nông nghiệp chung của toàn tỉnh.



Mô hình trồng bưởi cho thu nhập cao của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Thu lợi lớn nhờ chuyển đổi cách làm

Anh Nguyễn Văn Hữu, ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn là một trong những nông dân thành công trong việc chuyển đổi từ trồng vải sang trồng bưởi. Hiện gia đình anh có 10 ha bưởi, bao gồm các giống như bưởi đào Tân Lạc, bưởi Diễn, bưởi da xanh. Toàn bộ diện tích bưởi đều được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong vài năm gần đây, mỗi năm gia đình anh thu hoạch được khoảng 200 tấn bưởi, doanh thu đạt khoảng hơn ba tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận thu được đạt tới 1,5 tỷ đồng/năm. Anh Nguyễn Văn Hữu chia sẻ: "Vườn bưởi hiện nay trước đây hoàn toàn trồng vải, nhưng nhiều thời điểm vào vụ thu hoạch vải mà sản phẩm không bán được, giá sụt giảm nghiêm trọng, lời lỗ bấp bênh, cho nên tôi quyết định chuyển sang trồng bưởi. Ðây là quyết định vô cùng khó khăn bởi vải là cây trồng truyền thống của địa phương, hơn nữa cũng là cây trồng mà người dân có nhiều kinh nghiệm chăm sóc. Tuy nhiên, sau nhiều đêm trăn trở, tôi quyết tâm đi theo hướng mới. Khi chuyển sang trồng bưởi, thu nhập bình quân tăng khoảng 60% so với trồng vải. Cụ thể, năm 2014 là năm đầu tiên vườn bưởi cho thu hoạch với tổng thu gần hai tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 700 đến 800 triệu đồng. Sau đó, gia đình đầu tư thêm vào cây trồng, thị trường tiêu thụ cũng rộng mở hơn, có nhiều mối bán hàng hơn thì doanh thu và lợi nhuận đều tăng dần lên mỗi năm”.

Khác với cách chuyển đổi cây trồng của gia đình anh Hữu, hộ gia đình anh Vi Văn Cao ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn lại có sự chuyển đổi cách thức sản xuất ngay trên chính vườn vải lâu đời của mình. Bắt đầu từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, gia đình anh chuyển 3 ha vải từ canh tác thông thường sang canh tác theo yêu cầu để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Vụ vải năm 2020, vườn vải của gia đình anh cho thu hoạch hơn 20 tấn, giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, trong đó có gần bảy tấn bán với giá 30.000 đồng/kg nhờ chất lượng vượt trội và được tuyển chọn xuất sang Nhật Bản. Với mức giá đó, năm 2020, doanh thu cả vườn vải là khoảng hơn 500 triệu đồng, lợi nhuận thu được gần 300 triệu đồng. Anh Vi Văn Cao cho biết: "Trồng vải chất lượng cao để xuất khẩu sang Nhật Bản mất công hơn nhiều so với sản xuất truyền thống, do phải thực hiện nghiêm túc tất cả các công đoạn từ chăm sóc đến thu hoạch. Ðặc biệt phải kiểm soát trái cây thường xuyên để bảo đảm sinh trưởng và phát triển đúng theo yêu cầu. Giai đoạn đầu chưa quen, tôi cũng hơi nản nhưng càng làm càng ham vì thấy được thành quả, nhất là khi trái vải được thị trường Nhật Bản chấp nhận thì niềm vui và tự hào không sao kể xiết”.

Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất

Thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, mục tiêu của tỉnh Bắc Giang là nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân nông thôn. Tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp như: dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất nông sản gắn với thị trường tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó có nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân làm giàu ngay trên đồng đất quê hương; đồng thời tạo ra nguồn thu nhập đáng kể để xây dựng nông thôn mới. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Bắc Giang Dương Thanh Tùng cho rằng: Bắc Giang có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, thời gian qua đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, cụ thể như vùng vải thiều với quy mô lớn nhất cả nước; vùng cây ăn quả đa dạng các loại cây trái chất lượng cao được thị trường ưa chuộng như cam, bưởi, na; vùng chăn nuôi lợn thịt, gà đồi… Từ các vùng sản xuất tập trung đã hình thành nên chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều, gà đồi Yên Thế, rau quả xuất khẩu... đạt hiệu quả cao. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển các mô hình theo định hướng củng cố lại tổ chức sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất theo các chuỗi liên kết để mang lại lợi ích cao hơn cho bà con nông dân cũng như nền nông nghiệp chung của toàn tỉnh.

Có thể thấy, triển khai thực hiện định hướng chung của Bộ NN và PTNT về cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đổi mới mô hình sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng kể, thiết thực. Ðiều này được thể hiện rõ nét qua các mô hình kinh tế hiệu quả cũng như niềm tin của nông dân vào các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp chung của tỉnh thông qua việc đồng lòng hướng tới phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đón đầu các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha. Ngày 22-6-2020, Tập đoàn AEON đã chính thức bày bán vải thiều Lục Ngạn tại các siêu thị trên khắp Nhật Bản. Mặc dù có giá bán khá cao, 537 yên tính cả thuế (gần 120.000 đồng) cho một hộp 9 quả (khoảng 2 lạng) nhưng sản phẩm này vẫn rất hút khách. Trong ngày đầu tiên, gần như toàn bộ vải thiều Lục Ngạn trên các kệ hàng đã được mua hết. Vải thiều là loại hoa quả tươi thứ tư của Việt Nam sau thanh long, xoài và chuối thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản.


    Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng

(HBĐT) - Ngày 14/11, tại tỉnh Phú Thọ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Thọ đồng chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái tổ chức Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020. 

Sản xuất cây ăn quả có múi đối diện nhiều thách thức

(HBĐT) - Vài năm trước, nhờ trồng cây ăn quả có múi (CAQCM), nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc là những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín tại thị trường trong nước. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất đã tạo nên phong trào trồng CAQCM tại nhiều xã, thị trấn. Người dân ồ ạt trồng CAQCM không theo quy hoạch là nguyên nhân chính dẫn tới sản xuất đối diện với nhiều rủi ro về giá bán, thị trường tiêu thụ. Cùng với đó là tình trạng sâu bệnh gây hại trên CAQCM khó kiểm soát.

Huyện Tân Lạc: Trên 3.400 lao động nông thôn được dạy nghề

(HBĐT) - Thực hiện việc dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Tân Lạc đã căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương và khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, huyện đã lựa chọn chủ yếu 3 nghề để đào tạo là: Trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp. Các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế, lồng ghép giữa lý thuyết với thực hành trong từng mô hình sản xuất để người học dễ áp dụng, tự tạo việc làm cho mình và mang lại hiệu quả rõ nét.

Phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

(HBĐT) - "Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm "đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước. Trên cơ sở những thành quả, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngành GTVT mạnh dạn đề xuất các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng GTVT, phục vụ phát triển KT-XH" - đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết.

Hội nghị chuyên đề Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020

(HBĐT) - Chiều 13/11, Liên minh HTX tỉnh tổ chưc hội nghị chuyên đề Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020. Tham dự hội nghị gồm 13 HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2019 và 3 HTX đang chờ kết quả công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020. 

Rà soát lại việc thực hiện các nội dung tại Thông báo kết luận số 7653/TB-VPUBND

(HBĐT) - Sáng 13/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị rà soát lại việc thực hiện các nội dung tại Thông báo kết luận số 7653/TB-VPUBND, ngày 3/11/2020 tại cuộc họp Ban điều hành Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và môi trường nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Hòa Bình năm 2020. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành Chương trình chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục