(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt 7,59%, quy mô nền kinh tế mở rộng, lạm phát được kiểm soát. Cùng với phát triển các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.


Nhờ được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục pháp lý, Công tyCP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) sản xuất - kinh doanh ổn định, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh đánh giá: Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp, ngành tạo điều kiện về thủ tục hành chính, môi trường pháp lý, chính sách tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ công là việc làm rất thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) nắm bắt, thực hiện tốt những định hướng phát triển. Với sự giúp đỡ của các sở, ngành chức năng, Hiệp hội DN tỉnh đã tổ chức được nhiều hoạt động để tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh. Thường xuyên tổng hợp ý kiến phản ánh, đề xuất, kiến nghị của các DN để các cơ quan quản lý Nhà nước tìm hướng tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, phối hợp Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; trao đổi, giải quyết những vướng mắc về vay vốn, nhất là hỗ trợ DN bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững, UBND tỉnh đã chỉ đạo quan tâm hỗ trợ DN nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ thông qua việc ban hành Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND, ngày 11/1/2018 quy định chính sách hỗ trợ DN phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để thực hiện chính sách hỗ trợ DN trong hoạt động xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế cho các tài sản trí tuệ và DN tạo dựng.

Song song với đó là đẩy mạnh đăng ký bảo hộ các loại nhãn hiệu chứng nhận cho những sản phẩm đặc sản của địa phương, gắn với tên địa danh như: Gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, cam, bưởi Mường Động, bưởi Yên Thủy, gạo J02 Đà Bắc, dê núi Lương Sơn... Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cho 100 lượt chủ thể đang hoạt động sản xuất - kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Cấp chứng nhận VietGAP, VietGAHP cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt bảo đảm theo quy định; cấp tem truy xuất nguồn gốc, tem truy xuất điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển DN. Theo đó, đến nay, ngành chức năng đã cấp chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cho 10 cơ sở, với sản lượng trên 1.800 tấn/năm; chứng nhận VietGAHP trong lĩnh vực chăn nuôi cho 13 cơ sở; chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ cho 1 công ty chăn nuôi lợn, quy mô 350 tấn thịt lợn/năm; chứng nhận VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ cho 57 cơ sở trồng trọt, quy mô trên 2.480 ha; cấp 7,3 triệu tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá sông Đà, chuỗi thịt lợn, sản phẩm trà, măng các loại…; trên 242.420 tem truy xuất điện tử cho các sản phẩm rau hữu cơ của liên nhóm hữu cơ và HTX Nông sản hữu cơ huyện Lương Sơn... Đồng thời, tỉnh luôn chú trọng hỗ trợ các DN trong tiêu thụ sản phẩm thông qua hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ nông sản; các hội chợ, tuần lễ du lịch... Hiện, đã ký kết được 10 bản ghi nhớ hợp tác giữa các DN của TP Hà Nội và DN tỉnh trong việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Giúp các DN trong và ngoài nước yên tâm khi đầu tư vào tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND, ngày 7/12/2018 thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm ANTT đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Quan tâm giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp liên quan đến ANTT; hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về ANTT, cải cách hành chính được nâng lên, từ đó phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH tại địa phương, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Theo số liệu của Sở KH&ĐT, với việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi đã góp phần giúp số DN thành lập, sản xuất hiệu quả trong năm 2020 dự kiến tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Trong 5 năm (2015 - 2020), toàn tỉnh ước có 2.100 DN đăng ký thành lập mới, số vốn đăng ký khoảng 30.000 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 4.000 DN, tổng vốn đăng ký khoảng 45.000 tỷ đồng. Mức đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP khá cao. Năm 2019, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp khoảng 61,2% GRDP của tỉnh (tương đương 31.211 tỷ đồng); vốn đầu tư chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tương đương 9.391 tỷ đồng).


Bình Giang


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục