(HBĐT) - Những năm gần đây, chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đã cải thiện, song còn nhiều khó khăn, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN). Cải thiện môi trường kinh doanh là nỗi trăn trở của chính quyền tỉnh.


Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh kiến nghị với chính quyền các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. Ảnh: P.V

Theo bảng xếp hạng đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI, Hòa Bình là tỉnh có chỉ số Năng lực cạnh tranh tương đối thấp. Trong năm 2016, 2017, tỉnh luôn ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng PCI. Năm 2018, 2019, với những nỗ lực của chính quyền tỉnh, vị trí xếp hạng PCI của tỉnh đã được cải thiện, nằm trong nhóm điều hành trung bình, khá, song còn nhiều khó khăn.

Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025: Tập trung cải thiện chỉ số PCI, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc, trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội DN tỉnh, ngày 16/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1980/UBND-NNTN về việc đồng ý chủ trương xây dựng Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh và kế hoạch khảo sát đánh giá cảm nhận của DN về môi trường đầu tư, kinh doanh các huyện, thành phố và các sở, ngành, được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) là một chỉ số tổng hợp, sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của DN, HTX, hộ kinh doanh (HKD) về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của các huyện, thành phố và các sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Bộ chỉ số DDCI nhằm đánh giá năng lực của chính quyền huyện, thành phố, các sở, ngành trên các khía cạnh điều hành kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa chính quyền các huyện, thành phố và các sở, ngành… Từ đó, tạo động lực cải cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, DN, HTX, HKD; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên các lĩnh vực. Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch, để nhà đầu tư, DN, HTX, HKD tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương và các sở, ngành. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát, nâng cao chỉ số PCI các năm tiếp theo.

Ông Hà Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đang xây dựng, triển khai đề án Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành tỉnh năm 2021. Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, DN, HTX, HKD cá thể đang đầu tư, SXKD trên địa bàn tỉnh. Từ đó nghiên cứu các giải pháp, giúp nâng cao Chỉ số PCI hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.

Mốc thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 1/1 - 31/12/2021. Thực hiện khảo sát Chỉ số DDCI tỉnh được tiến hành theo phương thức phỏng vấn trực tiếp. Khảo sát, đánh giá cảm nhận của DN về môi trường đầu tư, kinh doanh được thực hiện trên phạm vi tất cả các huyện, thành phố và một số sở, ngành trong tỉnh. Đối tượng khảo sát là các DN, HTX, HKD hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh.

Hiệp hội DN tỉnh chỉ đạo Hội DN các huyện, thành phố cử cán bộ đến từng DN, HTX, HKD để phát phiếu; hướng dẫn, giải thích những điểm chưa rõ và tích vào phiếu khảo sát, đảm bảo sự chính xác, khách quan. Các phiếu khảo sát được Hiệp hội DN phối hợp UB MTTQ tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, Sở Tư pháp, Liên minh HTX tổng hợp để tính toán điểm với các chỉ số thành phần, tiến hành tổng hợp điểm của các huyện, thành phố, sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Phiếu khảo sát không ghi tên DN, HTX, HKD được khảo sát, nhằm bảo mật thông tin cho những người trả lời phiếu phản ánh ý kiến một cách trung thực, khách quan nhất. Tổ chức khảo sát đối với 500 DN, HTX, HKD, gồm 400 DN, 20 HTX, 80 HKD.

Phiếu khảo sát DDCI được xây dựng trên cơ sở các chỉ số thành phần đã được lựa chọn. Tất cả các sở, ngành, huyện, thành phố sẽ được khảo sát chung 7 chỉ số thành phần, gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; văn hóa giao tiếp, ứng xử, cơ sở vật chất khi giải quyết công việc, thủ tục hành chính; chi phí thời gian khi giải quyết thủ tục hành chính; tính năng động; chi phí không chính thức; hỗ trợ DN, HTX, HKD trong hoạt động SXKD; thiết chế pháp lý và ANTT. Riêng chỉ số thành phần "Tiếp cận đất đai” chỉ khảo sát đối với các huyện, thành phố, không thực hiện khảo sát đối với các sở, ngành.

Theo Hiệp hội DN tỉnh, trên cả nước, nhiều tỉnh, thành phố như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh đã tạo được bước đột phá trong cải thiện chỉ số PCI khi xây dựng, triển khai Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành. Đặc biệt như tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện tương đồng với tỉnh, đã có sự bứt phá ngoạn mục tăng hạng chỉ số PCI cấp tỉnh, khi từ vị trí cuối bảng PCI lên nhóm các tỉnh trung bình khá, là một trong những điểm sáng trong công cuộc cải cách, quyết tâm thăng hạng của tỉnh, tạo bước chuyển đáng kể trong công tác điều hành của cơ quan, đơn vị, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang ngày càng coi trọng doanh nghiệp như một đối tác, một khách hàng.

Việc xây dựng Bộ chỉ số DDCI được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển động thực chất, mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức, hành động của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, cộng đồng DN; cùng hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng DN, cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, tạo động lực bứt phá, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế địa phương.


Lê Chung


Các tin khác


Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa theo Luật DN nhỏ và vừa năm 2017; các nghị quyết, đề án của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... những năm gần đây, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ, làm cơ sở hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh...

Quyết liệt giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

(HBĐT) - Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) là dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang chậm so với yêu đề ra. Tỉnh và EVN cam kết phối hợp chặt chẽ giải quyết khó khăn, vướng mắc, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất đối với phạm vi GPMB trước ngày 15/12/2020, phấn đấu khởi công vào tháng 1/2021, hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra, bàn giao công trình vào tháng 12/2024.

Triển khai Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

(HBĐT) - Ngày 14/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng hành cùng nông hộ thực hiện mô hình giảm nghèo

(HBĐT) - Xây dựng "dự án" từ năm 2013, có những thời điểm lao đao do giá cả thị trường giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm, nhưng anh Bùi Thế Chiêu (SN 1980), Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Huy Tuấn, xóm Thóng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn), người khởi xướng mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng nuôi rẽ đã kiên trì và vững tin để vượt qua. Mô hình do anh Chiêu và các cổ đông chung vốn đã phát huy vai trò tích cực, cùng chính quyền địa phương đồng hành với người dân thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững.

Nông dân xã Cao Sơn giảm nghèo cùng vốn chính sách

(HBĐT) - Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), những năm qua, nhiều nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã từng bước vượt lên đói nghèo, tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp.

"Cánh tay nối dài" trong thực hiện tín dụng chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là mắt xích quan trọng, là "cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp truyền tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục