(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn có quốc lộ (QL) 6, QL 12B, đường Hồ Chí Minh đi qua, với tổng chiều dài gần 38 km; 6 tuyến tỉnh lộ do T.Ư ủy thác, tổng chiều dài gần 53 km. Ngoài ra, các tuyến đường huyện có chiều dài trên 54 km và hơn 500 km đường trục xã, liên thôn. Huyện đã, đang tranh thủ mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư các công trình giao thông trọng điểm với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, tập trung vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị để phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.


Hệ thống đường giao thông xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được cứng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Đồng chí Nguyễn Đắc Thắng, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện chia sẻ: Thời gian qua, huyện đã tập trung đầu tư các trục giao thông hướng tâm từ QL6, các đường vanh đai, tuyến tránh đô thị. Hiện tại, đang đầu tư đường trung tâm thị trấn đi xóm Cố Thổ, xã Hòa Sơn đấu nối vào quốc lộ 21, các tuyến đường nội thị như: Đường từ thị trấn đi khu công nghiệp Nhuận Trạch; đường vào cụm công nghiệp xóm Rụt, xã Tân Vinh... Đặc biệt ưu tiên kết nối với đường vành đai 5 Hà Nội đi qua địa bàn huyện. Đây là lợi thế để kết nối giao thông đô thị và phát triển KT-XH của huyện đồng đều giữa các vùng.

Song song với đó, huyện tập trung nguồn lực phát triển hệ thống GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ vậy, các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từ đó góp phần đổi mới bộ mặt các miền quê, thúc đẩy KT-XH khu vực nông thôn. Trong lĩnh vực GTNT có dấu ấn quan trọng của người dân. Ở các xã, Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Phong trào làm đường GTNT phát triển, lan rộng. Các xã thực hiện hiệu quả mô hình giao tổ tự quản các tuyến đường, như đường phụ nữ tự quản, đường thanh niên tự quản.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa 96 công trình hạ tầng giao thông; xây mới, nâng cấp, sửa chữa, nhựa hóa, bê tông hóa 268,79 km đường giao thông, nâng số km đường giao thông đạt chuẩn lên 590,22 km. Trong đó, đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa 109,4 km, đạt 100%; đường trục thôn, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa gần 240 km, đạt 96,15%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm hơn 90 km, đạt 57%. Tổng nguồn vốn huy động từ các chương trình, dự án để thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt 332,851 tỷ đồng. Từ kết quả này, đến nay, huyện có 100% xã đạt tiêu chí số 2.

Trong năm 2020, mặc dù còn nhiều khó khăn, song, huyện đã bố trí vốn làm mặt đường bê tông xi măng được gần 46 km, làm mặt đường bê tông nhựa 8,5 km; rải cấp phối đường xã, liên xóm 4,5 km. Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện, giai đoạn 2021 - 2025, huyện tiếp tục nâng cấp tuyến đường đến trung tâm các xã để đảm bảo tiêu chí xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu. Mục tiêu huyện đặt ra đến năm 2025, các trục đường đến UBND các xã đều có điện đường. Đồng thời, trong thời gian tới, huyện cần đầu tư xây dựng khoảng 65 km đường, tổng vốn đầu tư khoảng 320 tỷ đồng để hoàn thiện 100% chất lượng tiêu chí số 2.

Để thực hiện tốt vai trò "giao thông đi trước mở đường", huyện định hướng sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, đầu tư ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Tập trung hoàn thành lập quy hoạch các xã NTM sau sáp nhập, trong đó chú trọng lập quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo tính kết nối giữa các vùng và địa bàn xã - huyện - tỉnh.


Thu Hiền

Các tin khác


Cải lão hoàn đồng cho… bò bằng ăn ngon, nằm đệm và nghe tin tức

Nhạc hiệu của đài tiếng nói Việt Nam vừa bật lên là trong chuồng mấy chục đôi tai cùng ngỏng dậy, hướng về một phía, mắt mở to tròn, đuôi ve vẩy đầy phấn khích…

Dòng vốn dịch chuyển, tìm sức bật cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Khi môi trường lãi suất ở Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đang ở mức rất thấp, các quỹ đầu tư tại đó sẽ xem xét chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi, cận biên như Việt Nam để tăng hiệu quả về lợi nhuận.

Hiệu quả từ Chương trình OCOP ở các tỉnh miền bắc

Hiện nay, khu vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Đây được xem là một lợi thế để các tỉnh miền bắc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, đồng thời là giải pháp quan trọng để thực hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Tổng số thu ngân sách năm 2020 do ngành thuế quản lý vượt thu 24.349 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng cục Thuế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2020. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Cam Cao Phong giữ vững thương hiệu trước biến động thị trường

(HBĐT) - Trước sự cạnh tranh của nhiều loại cam trên thị trường, cam Cao Phong vẫn luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, nhất là người dân Hà Nội. Hiện tại, cam lòng vàng giá bán tại vườn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, cam Canh từ 22.000 - 25.000 đồng/kg. So với cam của các địa phương, cam Cao Phong có mức giá tốt (cam Tuyên Quang khoảng 5.000 đồng/kg, cam Hà Giang từ 6.000 - 7.000 đồng/kg…).

Bộ Kế hoạch và đầu tư triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Bộ KH&ĐT vừa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016-2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục