(HBĐT) - Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Lạc Thủy, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã Hưng Thi đã cán đích NTM năm 2020. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần cải thiện, nâng cao.
Xã Hưng Thi (Lạc Thủy) huy động ngày công đổ bê tông sân trường mầm non xã.
Là xã thuần nông, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã mới đạt 3/19 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, việc huy động nguồn lực khó khăn. Khối lượng công việc phải thực hiện nhiều, trong khi nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình hạn chế, đời sống mộ Nhân dân còn khó khăn nên khó huy động sức dân, hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của Chương trình NTQG xây dựng NTM, cũng như chưa ý thức được vai trò của mỗi tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM.
Đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết: Cái khó của Hưng Thi khi bắt tay vào xây dựng NTM là gần như làm từ đầu. Xác định xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung thực hiện công tác tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chương trình để nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của cán bộ, Nhân dân. Từ trong khó khăn, chúng tôi phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ T.Ư và địa phương, cùng chung tay xây dựng NTM. Nhờ vậy, đến nay, Hưng Thi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM.
Xác định đường giao thông là huyết mạch quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh việc dân chủ, công khai đến người dân kế hoạch mở đường đáp ứng với yêu cầu mới. Khi được tường tận, mọi người dân đều đồng lòng hưởng ứng. Đến nay, đường làng, ngõ xóm được chuẩn hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt gần 90%, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của Nhân dân. Để có được kết quả, xã đã vận dụng nhiều kênh vốn khác nhau. Trong đó, chú trọng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ T.Ư, tỉnh, huyện. Đồng thời, vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, tài sản.
Qua 10 năm xây dựng NTM, xã đã huy động nguồn lực trên 323 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các mô hình sản xuất. Để người dân có thu nhập ổn định và tăng trưởng, chủ trương của địa phương là phát huy thế mạnh của từng vùng đất, khu dân cư, đưa ra định hướng phù hợp. Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, với nhiều mô hình có hiệu quả như: trồng cây ăn quả, trồng sả… Nhờ cách làm sáng tạo, bài bản, đến nay, các công trình hạ tầng thiết yếu của xã được đầu tư xây dựng đồng bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 85%; 100% hộ dân được sử dụng điện; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, xã vận động người dân trồng hoa 2 bên đường trục chính vào xóm và các tuyến đường liên thôn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo môi trường sạch, đẹp. Hệ thống chính trị được củng cố, kinh tế phát triển đúng hướng, ANCT-TTATXH được giữ vững, người dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước.
Với sự nỗ lực và chung sức, đồng lòng trong xây dựng NTM, bà con vui mừng, phấn khởi khi xã Hưng Thi là 1 trong 2 xã cuối cùng của huyện Lạc Thủy về đích NTM. Đây cũng là động lực giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hải Linh
(HBĐT) - Công trình ngầm Ruốc chính thức được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 có ý nghĩa rất lớn, đáp ứng sự mong mỏi của người dân xã Nánh Nghê (Đà Bắc). Từ đây, bà con có thể đi lại thuận tiện, an toàn, không còn ám ảnh, bất an mỗi khi mùa mưa lũ tới.
(HBĐT) - "Năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh vẫn ở mức cao, đạt 4,35%. So với tăng trưởng ngành nông nghiệp cả nước thì Hòa Bình đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, là tốp dẫn đầu. Đó là kết quả tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp rất hiệu quả. Nổi bật là từ năm 2013, nhất là trong 5 năm trở lại đây, tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả với cây ăn quả có múi, trồng mía và rau các loại. Chính vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh nên giá trị sản xuất đất nông nghiệp của Hòa Bình hiện đã đạt 140 triệu đồng/ha, cũng là tốp đầu của cả nước trong năm 2020. Bộ NN&PTNT đánh giá cao về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Hòa Bình”. Chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại tỉnh ta mới đây, đã cho thấy những gam màu tươi sáng của ngành nông nghiệp với vai trò trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh nhà.
(HBĐT) - Ngày 25/1/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 18/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Chị Nguyễn Huyền Trang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân rất lớn, lượng hàng hóa đổ về thị trường ngày càng nhiều. Tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh, hàng hóa phục vụ Tết được bày bán đa dạng, nhiều chủng loại. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 425 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.114 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 16,4%, số vốn đăng ký giảm 55,2%; có 60 doanh nghiệp giải thể. Lũy kế đến hết năm 2020, toàn tỉnh ước có 4.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 45.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sáng 25/1, UBND huyện Yên Thủy tổ chức lễ công bố xã Lạc Thịnh đạt chuẩn NTM năm 2020. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Thủy, Lạc Thủy cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.