(HBĐT) - Chị Nguyễn Huyền Trang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân rất lớn, lượng hàng hóa đổ về thị trường ngày càng nhiều. Tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh, hàng hóa phục vụ Tết được bày bán đa dạng, nhiều chủng loại. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…      


Người tiêu dùng lựa chọn mua sắm Tết tại điểm bán hàng bình ổn giá tại sảnh chính Trung tâm thương mại AP PLAZA.

 Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các ngành chức năng đã, đang thực hiện nhiều giải pháp chủ động nguồn hàng, bình ổn thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Từ đầu tháng 11/2020, Sở Công Thương đã ban hành văn bản chỉ đạo Phòng Kinh tế - hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, thực hiện quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đưa tin thất thiệt về cung cầu giá cả hàng hóa. Vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không tham gia, tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh ATTP nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người sản xuất, tiêu dùng.

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: Từ rất sớm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chủ động có kế hoạch dự trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, Sở Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa tới vùng sâu, vùng xa, chủ động tham gia chương trình bình ổn thị trường, cam kết đảm bảo bán hàng bình ổn trong dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời gian thực hiện từ ngày 25/12/2020 - 25/2/2021. Các mặt hàng bình ổn gồm 9 nhóm mặt hàng: lương thực (các loại gạo, mì tôm…); thực phẩm (tươi sống, đông lạnh, công nghệ, chế biến…); các loại dầu ăn; nước chấm; bột ngọt; sữa; rượu (trừ rượu ngoại); bia; nước giải khát. Nguồn hàng dự trữ được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, đã có 4 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn. Số điểm bán hàng thực hiện chương trình là 11 điểm (tăng 7 điểm so với năm trước). Số tiền doanh nghiệp tự bình ổn gần 40,3 tỷ đồng (tăng 11,85% so với năm trước).

Để chủ động ngăn chặn kịp thời tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 3/12/2020, Cục Quản lý thị trường tỉnh ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 31/12/2020 - 13/1/ 2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra độc lập và phối hợp kiểm tra 144 vụ, trong đó, 81 vụ xử lý vi phạm hành chính. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và giá trị hàng hóa tịch thu, tiền tiêu hủy trên 301,634 triệu đồng. Tiền phạt vi phạm hành chính 224,250 triệu đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 75,195 triệu đồng. Từ nay đến ngày 25/2/2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tăng cường triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Thu Thủy

Các tin khác


Nông nghiệp đột phá nhờ những nghị quyết đúng và trúng

(HBĐT) - Nông nghiệp của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ sản xuất manh mún, canh tác lạc hậu, đời sống nông dân thấp, nông nghiệp tỉnh đã, đang chuyển sang quy mô lớn, hiện đại. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,35%/năm; giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác trồng trọt đạt 128,4 triệu đồng/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 58 xã về đích NTM (chiếm 44,27%); có 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 46 khu dân cư kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; 71 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Phát triển công nghiệp - động lực của nền kinh tế

(HBĐT) - Tỉnh ta có vị trí thuận lợi, giáp Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ các tỉnh Tây Bắc, tạo điều kiện cho tỉnh có thể thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo và tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư, KHCN, lao động chất lượng cao. Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn, tài nguyên mặt nước tập trung, đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, phù hợp trồng cây gỗ lớn, dược liệu, cây ăn quả các loại... Đây là tiềm năng lớn của tỉnh trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản.

Ấn tượng kim ngạch xuất khẩu

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, làm đứt gãy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có tỉnh ta vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Năm 2020, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ta vượt mốc 1 tỷ USD. Con số ấn tượng này kỳ vọng sẽ tạo đà bứt phá cho công tác xuất khẩu trong giai đoạn tới.

Đưa công trình ngầm Ruốc - đường 433 vào sử dụng

(HBĐT) - Ngày 22/1, Sở Giao thông vận tải, đơn vị chủ đầu tư đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình ngầm Ruốc tại km 78, đường tỉnh 433 (Đà Bắc).                                  

Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), triển khai đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.

Sức vóc thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Từ một thị xã nghèo, "núp bóng” nhà máy thủy điện Hòa Bình năm nào, TP Hòa Bình đang vươn lên thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, hành động, diện mạo, vươn tới những giá trị to lớn hơn, hiện đại, mang bản sắc riêng có, xứng đáng với trung tâm đô thị lớn của tỉnh và vùng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục