(HBĐT) - Xã Quý Hòa (Lạc Sơn) có 2.758 ha rừng, trong đó, diện tích rừng phòng hộ chiếm 1.292 ha, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đại ngàn xanh thẳm, nhiều lâm sản quý hiếm, động vật phong phú. Những năm qua, xã chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ rừng (BVR), tăng cường các biện pháp quản lý, tuần tra nhằm đảm bảo diện tích rừng hiện có, ngăn chặn các hành vi xâm hại.
Tổ bảo vệ rừng xóm Thung 1, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại rừng trái phép.
Đồng chí Bùi Văn Dát, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Cùng với lực lượng kiểm lâm địa bàn, xã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nhất là các địa điểm giáp ranh, nắm chắc tình hình, kịp thời ngăn chặn các vụ chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức pháp luật về BVR cho người dân, nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với khí hậu, nguồn nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH”.
Xóm Thung 1, Thung 2, Thêu là những xóm có diện tích rừng lớn nhất xã, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, với độ che phủ 93,5%, thảm động thực vật phong phú. Đường lên xóm Thung quanh co, khung cảnh hùng vĩ, yên bình, là điểm đến yêu thích của khách thăm quan, du lịch. Điều đó có được là nhờ làm tốt công tác tuyên tuyền, nâng cao ý thức BVR tới người dân, nhiều năm nay không có hiện tượng chặt phá, lén lút khai thác gỗ. Đối với diện tích rừng sản xuất 1.993 ha, sau mỗi mùa vụ, xã cùng cán bộ chuyên môn tới từng địa bàn hướng dẫn đốt nương đúng quy định, không để cháy lan, cháy lớn. Hàng năm, xã tổ chức các cuộc ra quân trồng rừng, phủ xanh đất trống, phục hồi diện tích hư hại, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn.
Anh Bùi Văn Nhật, Trưởng xóm Thung 1 cho biết: "Nội dung về BVR, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp thường xuyên được nêu ra tại các cuộc họp thôn, xóm, phát trên hệ thống loa truyền thanh, đưa vào hương ước, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không nể nang. Do đó, mỗi người dân đều nhận thức về ý nghĩa, trách nhiệm của bản thân trong việc BVR, kịp thời trình báo các hành vi vi phạm, xâm hại rừng trái phép”.
Hiện, toàn xã có 12 tổ BVR, mỗi tổ từ 3-5 thành viên tại 12/12 xóm và 1 tổ cơ động trên 20 thành viên, gồm công an xã, xã đội và lực lượng dân quân để quản lý, thường xuyên tuần tra phát hiện các trường hợp vi phạm. Tuy chưa có công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp, nhưng mỗi tổ đều làm tròn trách nhiệm trong việc BVR. Thời điểm nắng nóng kéo dài, khô hạn trong năm, công tác phòng, chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc. Duy trì chế độ trực 24/24h vào những tháng cao điểm. Thường xuyên trao đổi thông tin với địa bàn giáp ranh. Lực lượng kiểm lâm tại địa bàn đã hướng dẫn các nghiệp vụ cơ bản về kỹ năng thông tin, nắm địa bàn, trấn áp đối tượng cho các tổ BVR tại địa phương. Nhờ đó, nhiều năm nay, không xảy ra tình trạng lén lút khai thác gỗ, chặt phá rừng trái phép, độ che phủ rừng toàn xã đạt trên 80%.
Được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, thảm thực vật phong phú, khí hậu mát mẻ, trong lành, đồi chè bát ngát, đường lên xóm Thung 1, Thung 2 được bê tông hóa, không còn khó khăn. Ngoài ra, địa bàn có nhiều thắng cảnh đẹp như hang Mụ tại xóm Cáo ấn tượng với nhiều cột thạch nhũ đá vôi rực rỡ, kỳ ảo, được chính quyền và người dân bảo tồn, gìn giữ. Hồ Khả tại xóm Khả diện tích trên 20 ha, tạo nguồn thủy sinh dồi dào, không gian mát mẻ. Đặc biệt, nhiều mỏ nước khoáng nóng vẫn tuôn chảy ngày đêm, nhiệt độ từ 40-500C tại xóm Dọi, được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng, có tiềm năng phát triển kinh tế từ khai thác sản xuất nước uống đóng chai, hoặc dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, được nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề đầu tư tại địa bàn. Do đó, việc BVR, cảnh quan thiên nhiên còn hứa hẹn đem đến tiềm năng du lịch, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH địa phương.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Trong 5 năm (2016 – 2020) thực hiện Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 của HĐND huyện về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016 – 2025, huyện Lạc Thủy đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí 313,292 tỷ đồng để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; vượt 2,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lạc Sơn giảm còn 15,19%, giảm 21,16% so với năm 2015. Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn ngày một phát triển. Trong kết quả và thành tích đó có phần đóng góp quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân tộc.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP, ngày 27/10/2006 của Chính phủ. Năm 2020, ghi dấu ấn đặc biệt khi thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Kỳ Sơn vào thành phố. Nhiệm vụ chiến lược này tạo vị thế cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn. Thành phố Hòa Bình nay không chỉ có diện mạo mới với diện tích tự nhiên tăng lên 348,65 km2, quy mô dân số trên 135.000 người, Đảng bộ có 70 tổ chức cơ sở Đảng với trên 11.000 đảng viên, mà lòng người cũng phơi phới niềm tin vào một đô thị xứng tầm trung tâm của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 28/1, Sở Giao thông vận tải (GTVT) có Công văn số 279/SGTVT-QLVT,PT&NL về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động vận tải.
(HBĐT) - Ngày 28/1, Ban KT-NS (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.