(HBĐT) - Tờ lịch cuối cùng của năm 2020 được bóc, cũng có nghĩa khép lại một năm đầy khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và dịch bệnh, thiên tai bất thường đến các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Trong đó, không thể không nói tới những tác động tiêu cực đến sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc trách nhiệm của các sở, ngành chức năng, trên hết là sự năng động, nhanh nhạy để thích ứng với thời cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đã giúp ngành công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.


Từ đề án khuyến công quốc gia, Công ty CP may xuất khẩu An Phúc ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) được hỗ trợ hệ thống máy may hiện đại, nhờ đó nâng cao năng suất lao động.

Khác với vẻ vắng lặng bên ngoài, vào nhà xưởng của Công ty CP may xuất khẩu An Phúc ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), được chứng kiến sự miệt mài, hăng say lao động của gần 70 công nhân, chúng tôi cảm nhận rõ sự chuyển động của doanh nghiệp. Quản đốc Bùi Thị Nguyệt phấn khởi trò chuyện: Công ty đang gấp rút hoàn thiện những đơn hàng cuối năm với khoảng 30.000 sản phẩm cần được giao. Là doanh nghiệp may xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, những tháng đầu năm, công ty gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng phát. Hàng hóa xuất khẩu gần như đóng băng bởi các nước đóng cửa nền kinh tế. Để duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động và hoạt động của công ty, chúng tôi đã tạm chuyển hướng sang may áo sơ mi nam cung cấp cho các thị trường lớn trong nước, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Nam... và may đồng phục cho các trường đại học.

Đặc biệt, năm 2020, Công ty An Phúc được thụ hưởng đề án nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong dệt may" của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ. Qua đó đã giúp công ty có được hệ thống máy móc hiện đại, công suất lớn, tạo đường may chuẩn, đáp ứng tiến độ sản xuất. "Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và các cơ quan, đơn vị đã giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tạo bước ngoặt trong SX-KD. Nhờ có máy móc tốt giúp công ty đứng vững trên thị trường, tạo việc làm ổn định cho công nhân. Năm 2020, công ty đã sản xuất, cung cấp ra thị trường hơn 300.000 sản phẩm. Nhờ vậy đảm bảo mức lương bình quân cho công nhân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng" - Quản đốc Bùi Thị Nguyệt chia sẻ.

Cùng với Công ty An Phúc, năm qua đã có nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trong tỉnh được thụ hưởng các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương để nâng cao hiệu quả SX-KD, từ đó đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng, phát triển của ngành công nghiệp trong bối cảnh hết sức khó khăn.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trong phát triển công nghiệp ở quý I - II/2020 chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh đã đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt, nhờ gói hỗ trợ của Chính phủ đã tháo gỡ khó khăn cho SX-KD của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Cùng với đó là các cơ sở công nghiệp đã quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng ở các ngành gia công. Tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Theo đó, năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 46.610 tỷ đồng, tăng 4,74% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm, tỉnh tổ chức bình chọn được 15 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Đây là động lực để các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dấu ấn của ngành công nghiệp những năm qua là cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Sản phẩm đa dạng, phong phú. Năng lực sản xuất công nghiệp được nâng cao, phát triển nhanh trong các ngành chế tạo điện tử, máy móc, cơ khí, may mặc, khoáng sản, thức ăn gia súc, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.


Những năm gần đây, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Ảnh chụp tại xóm Khả, xã Quý Hòa (Lạc Sơn).

Đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 334 dự án sản xuất công nghiệp, 138 dự án đã đi vào SX-KD. Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.500 ha và quy hoạch 21 cụm công nghiệp, tổng diện tích trên 820 ha, trong đó, 16 cụm công nghiệp đã được thành lập, tổng diện tích trên 630 ha. Hiện, trong các khu công nghiệp thu hút 89 dự án đầu tư (50 dự án đã đi vào SX-KD, chiếm 62%). Tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt gần 57%, các cụm công nghiệp đạt gần 47%.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết thêm: Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả. Đầu tháng 10/2020, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã có cuộc làm việc chuyên đề với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và một số sở để tìm giải pháp sớm cụ thể hóa nghị quyết đại hội. Nghị quyết xác định đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp đạt 1% diện tích, tức là khoảng 4.600 ha, hiện mới đạt trên 2.000 ha. Từ kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, sau khi UBND tỉnh thể chế, bằng trách nhiệm của ngành Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ chủ động phối hợp với các ngành để làm sao mở rộng diện tích khu, cụm công nghiệp.

Hiện, tỉnh đang nỗ lực hiện thực hóa nhiệm vụ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử, trên cơ sở phát triển các trung tâm chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các khu, cụm công nghiệp. Phát triển công nghiệp điện năng ứng dụng công nghệ mới, sản xuất xanh, tiêu hao ít nhiên liệu, hiệu suất cao.

Ngoài ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo rà soát, xử lý dứt điểm các dự án sản xuất công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tác động tiêu cực tới phát triển du lịch và môi trường, sinh thái. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với nguồn nguyên liệu hiện có, thân thiện môi trường, phục vụ du lịch, xuất khẩu. Tập trung vận động, thu hút các doanh nghiệp lớn, có uy tín, SX-KD có hiệu quả, sử dụng công nghệ cao; lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử... tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, từ đó mang lại tác động lan tỏa, lôi cuốn các doanh nghiệp vào đầu tư, SX-KD.


Hoàng Nga


Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục